Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm 
 

Trung thực là thành thật với chính mình, với mọi người, với công việc; luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong nhựng phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân chính.

 

  

  Tính trung thực giúp con người được tin cậy. Người trung thực không cấp nhận gian dối trong bất cứ việc gì. Trung thực làm nên tính cách tự trọng, thẳng thắn của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân. Do đó, trung thực luôn gắn liền với trách nhiệm.

  Trung thực là phẩm chất hàng đầu của cán bộ, đảng viên làm công tác lãnh đạo, quản lý. Những người thiếu trung thực sớm muộn cũng bị phát hiện, làm mất lòng tin của người khác. Người thiếu trung thực thì không thể duy trì mối quan hệ chặt chẽ, lâu dài với những người xung quanh. "Một sự bất tín, vạn sự bất tin". Để củng cố, tăng cường lòng tin của Nhân dân đối với cán bộ, đảng viên; của cán bộ, đảng viên, Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nươc, cần đề cao tính trung thực đi đôi với trách nhiệm của từng cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và mỗi đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý.

  Trung thực, trước hết là sự trung thực với chính mình, nghiêm túc với chính mình, trung thực với ngưới khác, không được "nói mà không làm",  "hứa mà không làm". Lời nói, lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. "Làm" ở đây là hành động từ việc nhỏ đến việc lớn, là hoạt động thực tiễn tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên "Nói ít, bắt đầu hành động"; "Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước". Cán bộ, đản viên "cần phải óc nghị, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh (...), phải thật thà nhúng tay vào việc". Đối với Đảng, Hồ Chính Minh yêu cầu: " Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi thành như thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng". Đảng phải luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để hoàn thành trách nhiệm trước Nhân dân. Khi mắc sai lầm, khuyết điểm thì dũng cảm nhận lỗi trước dân và kiên quyết dựa vào dân để sửa chữa khuyết điểm.

  Trung thực trong tư tưởng Hồ Chí Minh mang nội dung đạo đức cao quý của người cộng sản, những người đã công khai nói về sự tự nguyện huy sinh, cống hiến cả cuộc đời mình cho muc tiêu gải phóng dân tộc, giải phóng con người. Trong công việc phải luôn luôn gắn bó với trách nhiệm.

  Trung thực là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là việc phải làm, không thể thoái thác.

  Trách nhiệm là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào. Ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân là sự tự ý thức về các công việc phải làm,  "nhận rõ phải, trái, đúng sai", tự mình xác định việc cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là "có tinh thần trách nhiệm cao".

  Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, biểu hiện cụ thẻ của trung thực và trách nhiệm là nói đi đôi với làm. Đó là nguyên tác thực hành đạo đức, là phương châm hoạt động, là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiển, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người. Trung thực, trách nhiệm là phải noi và làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà nói sai, làm sai. Nắm vững mục tiêu, lý tưởng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể thành đường lối, chủ truong của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn để thực hiện cho đúng; để tuyên truyền giáo dục, vận động Nhân dân làm theo cho đúng. Trung thực, trách nhiệm cũng có nghĩa là kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực; nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân và tổ chức mình, cầu thị, tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm.

  Với cán bộ, đảng viên, trung thực, trách nhiệm trước hết là trách nhiệm với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân, sau đó là trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương. Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, phấn đấu vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

 

Nguồn: Tài liệu sinh hoạt chi bộc, các tố chức đoàn thể và các cơ quan, đơn vị năm 2015

Người biên: T.An