Nhóm chỉ số về hoạt động gồm 3 chỉ số chính: Hoạt động chính quyền số, Hoạt động kinh tế số, Hoạt động xã hội số.
Trong trụ cột chính quyền số có 7 chỉ số chính, trong đó gồm 6 chỉ số chính thuộc Nhóm chỉ số nền tảng chung và chỉ số Hoạt động chính quyền số. Trụ cột kinh tế số có 7 chỉ số chính, trong đó gồm 6 chỉ số chính thuộc nhóm chỉ số nền tảng chung và chỉ số Hoạt động kinh tế số. Trụ cột xã hội số có 7 chỉ số chính, trong đó gồm 6 chỉ số chính thuộc Nhóm chỉ số nền tảng chung và chỉ số Hoạt động xã hội số.
Theo báo cáo đánh giá, giá trị DTI năm 2021 cấp tỉnh so với DTI năm 2020 có mức tăng nhanh hơn so với mức tăng của DTI cấp bộ. Giá trị chỉ số của cả 3 trụ cột chuyển đổi số cấp tỉnh đều có tăng trưởng: Chỉ số Chính quyền số có giá trị là 0,4317, tăng trưởng 19,6% (năm 2020: 0,3611); Chỉ số Kinh tế số có giá trị là 0,4098, tăng trưởng 59,6% (năm 2020: 0,2568); Chỉ số Xã hội số có giá trị là 0,3989, tăng trưởng 37,6% (năm 2020: 0,2898).
Cả 3 trụ cột của DTI 2021 cấp tỉnh đều có giá trị dưới mức 0,5, trong đó Chính quyền số vẫn có giá trị cao nhất (do được thừa hưởng kết quả từ việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở giai đoạn trước), Xã hội số thấp nhất. Về tăng trưởng, so với năm 2020, Kinh tế số có mức tăng nhanh hơn Chính quyền số và Xã hội số. Vì vậy, năm 2022 cần tiếp tục đẩy mạnh cả 3 trụ cột chuyển đổi số, đặc biệt là Xã hội số, thực chất là đưa người dân lên môi trường số.
Xếp hạng DTI năm 2021 cấp tỉnh, Bình Phước xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố tăng 16 bậc so với năm 2020 (xếp thứ 25/63). Trong đó, Chính quyền số cấp tỉnh, Bình Phước xếp thứ 8/63, Kinh tế số cấp tỉnh xếp 14/63, Xã hội số cấp tỉnh xếp 15/63.
Top 10 tỉnh, thành phố đứng đầu về DTI 2021 gồm: TP. Đà Nẵng, Thừa - Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bình Phước, Bắc Giang.
>>Báo cáo DTI 2021 của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem: Tại đây./.