NỘI QUY, QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH PHƯỚC 
 
NỘI QUY CƠ QUAN
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH PHƯỚC
     Công chức, viên chức, người lao động của Sở Kế hoạch và Đầu tư, quý khách đến làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh nội quy cơ quan như sau:
     Điều 1: Thời gian làm việc ở công sở:
     - Tuần làm việc 5 ngày từ thứ 2 đến thứ 6.
     - Sáng làm việc từ 7h30 đến 11h30.
     - Chiều làm việc từ 13h30 đến 17h30.
     Điều 2: Mọi tổ chức cá nhân khi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư cần phải:
     1. Đối với Công chức, viên chức, người lao động cơ quan:
     - Giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp. Trang phục gọn gàng, lịch sự, các phương tiện ôtô, xe máy phải để đúng nơi quy định.
     - Nam giới mặc áo bỏ vào trong quần, đeo giày hoặc dép có quai hậu; nữ mặc quần tây, áo sơ hoặc áo dài, trang phục công sở phù hợp với văn hóa công sở và tất cả phải đeo thẻ công chức, viên chức trong giờ làm việc.
     - Hòa nhã hướng dẫn tận tình các cá nhân, đơn vị đến liên hệ công tác.
     - Đưa người bên ngoài vào cơ quan ngoài giờ làm việc phải báo bảo vệ    cơ quan.
     - Trong giờ làm việc nếu ra ngoài công sở phải báo cáo lãnh đạo phòng, trường hợp làm việc ngoài giờ hành chính phải báo cáo với lãnh đạo và Văn phòng Sở.
     - Tiếp khách đến làm việc theo đúng chức trách, đúng thẩm quyền với thái độ niềm nở, lịch sự, nghiêm túc, giải quyết công việc có hiệu quả, có quyền từ chối làm việc đối với khách uống rượu, bia…
     - Không tự ý tiếp khách nước ngoài (Kể cả người Việt Nam đại diện cho người nước ngoài). Khi được giao làm việc với người nước ngoài, công chức, viên chức phải thực hiện đúng những quy định về tiếp khách nước ngoài.
     - Khi có yêu cầu công việc đột xuất, cần làm việc ngoài giờ hành chính công chức, viên chức đi làm phải chấp hành đầy đủ nội quy, quy chế cơ quan và các yêu cầu của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (đối với công chức, viên chứcđược biệt phái làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh).
     - Công chức, viên chức phải chủ động sắp xếp, bảo quản hồ sơ, tài liệu ngăn nắp, tiện lợi phân theo cấp độ bảo mật, không thể thất lạc. Giữ gìn bảo quản, sử dụng trang thiết bị, phương tiện làm việc đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả./.
     2. Đối với tổ chức cá nhân ngoài Sở:
     - Nghiêm chỉnh chấp hành sự hướng dẫn của bảo vệ khi vào công sở và để phương tiện đi lại (nếu có) đúng nơi quy định và theo yêu cầu của bảo vệ         cơ quan.
     - Phản ánh kịp thời cho lãnh đạo phòng hoặc lãnh đạo Sở những biểu hiện gây phiền hà, nhũng nhiều... của công chức, viên chức khi làm việc.
     Điều 3: Nghiêm cấm các trường hợp sau:
     1. Tổ chức cá nhân đến công sở làm việc trong tình trạng say xỉn, gây gổ lớn tiếng
     2. Mang vũ khí, chất gây nổ, chất dễ cháy, phóng xạ...vào cơ quan.
     3. Công chức, viên chức làm việc riêng trong giờ hành chính.
     Điều 4: Đối với sử dụng tài sản công:
     1. Khách nếu muốn sử dụng tài sản ở công sở phải được sự đồng ý của người có thẩm quyền (điện thoại, fax, photocopy...).
     2. Công chức, viên chức, người lao động có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các thiết bị điện, nước tại cơ quan, trước khi ra về phải kiểm tra, sắp xếp gọn gàng tài liệu, tắt các hệ thống điện, nước, máy móc.
     Điều 5: Xử lý vi phạm quy chế
     1. Cá nhân, tổ chức vi phạm các điều 2, điều 3 Nội quy này có thể bị mời ra khỏi công sở hoặc nhắc nhở, kiểm điểm.
     2. Nếu vi phạm quy định 4 gây thiệt hại cho công sở phải bồi thường thiệt hại gây ra./.
 
 
 
QUY CHẾ LÀM VIỆC
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH PHƯỚC
 
Chương I
 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
     Điều 1: Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
     1. Quy chế này quy định về nguyên tắc làm việc; chế độ trách nhiệm, quyền hạn; quan hệ công tác; phạm vi, cách thức, quy trình giải quyết công việc, quy trình và nguyên tắc ban hành văn bản; chương trình công tác, các hoạt động và chế độ thông tin, báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước.
     2. Các phòng, đơn vị trực thuộc Sở và tất cả công chức, viên chức người lao động thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư; các tổ chức, cá nhân có quan hệ làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
     Điều 2: Nguyên tắc làm việc
     1. Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc theo chế độ thủ trưởng, đề cao trách nhiệm của Người đứng đầu. Mọi hoạt động của Sở đều phải tuân thủ quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Sở. Công chức, viên chức và người lao động Sở Kế hoạch và Đầu tư phải xử lý và giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền được phân công.
     2. Trong phân công công việc, mỗi việc giao cho một bộ phận (phòng, đơn vị trực thuộc), một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm chính về kết quả, chất lượng và tiến độ nhiệm vụ      được giao.
     3. Tuân thủ đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và quy chế làm việc của Sở, trừ những công việc do yêu cầu đột xuất phải giải quyết (ở mức độ “khẩn”, “hỏa tốc”) hoặc do yêu cầu của cấp trên.
     4. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; cấp dưới phục tùng, tuân thủ nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo, phân công của cấp trên.
     5. Bảo đảm nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch; phát huy tính sáng tạo, năng lực và sở trường của công chức, viên chức; đề cao trách nhiệm trong phối hợp công tác, trao đổi thông tin giải quyết công việc; bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định hiện hành;
     6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng tới Chính quyền điện tử; thực hiện nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, liêm chính phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; thực hành tiết kiệm, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong mọi hoạt động.
Chương II
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN VÀ PHẠM VIGIẢI QUYẾT CÔNG VIỆCCỦA GIÁM ĐỐC, CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ
     Điều 3: Trách nhiệm, quyền hạn và phạm vi giải quyết công việc của Giám đốc Sở. 
     1. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dẫn cấp tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh về những vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý.
     2. Giám đốc chỉ đạo các Phó Giám đốc, các phòng chuyên môn thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao và kế hoạch công tác của các phòng, của Sở; quyết định các vấn đề có liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ theo quy định phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
     3. Thực hiện chế độ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về những vấn đề cần thiết thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
     4. Giám đốc phân công một số lĩnh vực, công việc cụ thể cho các Phó Giám đốc theo thẩm quyền; phân công công việc cụ thể đối với từng phòng; đưa ra quyết định cuối cùng khi giải quyết các vấn đề, công việc khi chưa có sự thống nhất giữa các Phó Giám đốc, các phòng chuyên môn trong Sở; chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tinh và các địa phương để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Sở hoặc do Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
     5. Giám đốc ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Giám đốc đối với các lĩnh vực, công việc do Giám đốc trực tiếp phụ trách; các lĩnh vực, công việc do Phó Giám đốc phụ trách nhưng Phó Giám đốc đó đi vắng; các văn bản được quy định tại Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh.
     6. Giám đốc có thể trực tiếp giải quyết một số công việc đã phân công cho Phó Giám đốc nhưng thấy cần thiết vì nội dung cấp bách, quan trọng hoặc do Phó Giám đốc vắng mặt.
     7. Giám đốc thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với BCH Đảng ủy và các tổ chức đoàn thể trong cơ quan nhằm phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể của các thành viên trong cơ quan tạo nên sự thống nhất trong tổ chức. Giám đốc phối hợp với Chủ tịch Công đoàn tổ chức hội nghị cán bộ công chức theo quy định của Chính phủ về quy chế thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
     Điều 4: Trách nhiệm, quyền hạn và phạm vi giải quyết công việc của các Phó Giám đốc Sở
Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc thực hiện nhiệm vụ, được Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực, công việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về lĩnh vực, công việc được phân công phụ trách. Trong phạm vi công việc được phân công, Phó Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn:
     1. Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn được phân công phụ trách nghiên cứu, xây dựng kế hoạch; cơ chế chính sách, dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật; chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực mình phụ trách để Giám đốc xem xét, trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt hoặc Giám đốc ban hành, phê duyệt theo thẩm quyền; chỉ đạo tổ chức thực hiện các văn bản đó sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt.
     2. Theo dõi, phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các nhiệm vụ công tác thuộc lĩnh vực mình phụ trách; chủ động trong quan hệ với các cơ quan tổ chức trong các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách; kịp thời phát hiện, xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; đề nghị Giám đốc trình cấp có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật cho phù hợp. Đề xuất với Giám đốc các chủ trương, giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Sở đối với các lĩnh vực được phân công phụ trách và những vấn đề khác thuộc chức năng nhiệm vụ của Sở.
     3. Phó Giám đốc được sử dụng quyền hạn của Giám đốc, nhân danh Giám đốc khi giải quyết các công việc được phân công; ký thay Giám đốc các văn bản thuộc thẩm quyền của Giám đốc trong phạm vi các lĩnh vực, công việc được Giám đốc phân công, trừ các văn bản thuộc thẩm quyền ký của Giám đốc theo quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh (nêu tại mục 6 điều 3 quy chế này). Phó Giám đốc không giải quyết các công việc mà Giám đốc không phân công hoặc ủy quyền.
     4. Theo dõi công tác tổ chức và cán bộ, tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo xử lý những vấn đề nội bộ thuộc thẩm quyền của Giám đốc đối với các phòng chuyên môn được Giám đốc phân công phụ trách.
     5. Trong quá trình giải quyết công việc được phân công, Phó Giám đốc phải chủ động, kịp thời báo cáo Giám đốc nếu có phát sinh những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm, vượt quá thẩm quyền giải quyết; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư với các sở, ban, ngành, địa phương; những vấn đề do các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp chỉ đạo.
     6. Trong khi thực hiện nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Phó Giám đốc khác phụ trách thì các Phó Giám đốc chủ động trao đổi, phối hợp với nhau để giải quyết. Trường hợp giữa các Phó Giám đốc có ý kiến khác nhau hoặc liên quan đến lĩnh vực do Giám đốc trực tiếp chỉ đạo thì Phó Giám đốc phụ trách công việc đó báo cáo Giám đốc xem xét, quyết định.
     7. Phó Giám đốc được Giám đốc uỷ quyền thay mặt Giám đốc điều hành hoạt động cơ quan khi Giám đốc đi vắng thì ngoài nhiệm vụ công tác được phân công, có quyền và có trách nhiệm thay mặt Giám đốc điều hành công tác chung của Sở, giải quyết các công việc trong phạm vi được uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về những công việc được uỷ quyền khi kết thúc thời gian được ủy quyền phải báo cáo kết quả việc thực hiện.
Chương III
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN VÀ PHẠM VIGIẢI QUYẾT CÔNG VIỆCCỦA TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG; PHÓ TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG VÀ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG CÁC PHÒNG THUỘC SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
     Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng và tương đương
     1. Trưởng phòng do Giám đốc bổ nhiệm theo quy định của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ. Trưởng phòng là người đứng đầu, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của phòng trên cơ sở phát huy dân chủ và quyền làm chủ của công chức, viên chức và người lao động. Trưởng phòng chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phỏng.
     2. Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng phòng:
- Quản lý, điều hành công chức, viên chức và người lao động trong phòng; tổ chức triển khai có hiệu quả các công việc của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cụ thể:
+ Phân công công chức, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở trưởng, trình độ chuyên môn của từng người để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của phòng; quản lý, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công chức, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ.
+ Kiểm tra, rà soát trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết công việc và thể thức, nội dung các văn bản tham mưu, đề xuất của phòng; chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng.
- Chủ động phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở và các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ          của phòng.
- Phân công một số lĩnh vực công tác cho các Phó Trưởng phòng và phân công cho một Phó Trưởng phòng thay mặt giải quyết công việc chung khi Trưởng phòng vắng mặt.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất hoặc xin ý kiến chỉ đạo của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách về những vấn đề cần thiết thuộc chức năng nhiệm vụ được phân công.
- Chủ động chỉ đạo thu thập thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động trong lĩnh vực phòng theo dõi, quản lý gửi các phòng khi có yêu cầu.
- Đề xuất bố trí nhân lực, trang thiết bị, phòng làm việc và các điều kiện khác để thực hiện nhiệm vụ.
- Quản lý tài sản, trang thiết bị được giao cho phòng; quản lý hồ sơ, tài liệu của phòng theo quy định.
- Kiến nghị bổ nhiệm Phó Trưởng phòng; kiến nghị đánh giá, xếp loại, xét khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức và người lao động trong phòng theo quy định hiện hành.
     3. Chánh Thanh tra Sở, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của Trưởng phòng theo quy định tại khoản 2 điều này, còn được ký các văn bản theo thẩm quyền của phòng do pháp luật quy định.
     4. Chánh Văn phòng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của Trưởng phòng theo quy định tại khoản 2 điều này, được thừa lệnh Giám đốc ký các loại văn bản hành chính sau đây: giấy đi đường; giấy nghỉ phép; giấy giới thiệu; lệnh điều xe, thông báo, công văn nội bộ và các văn bản hành chính thông thường khác khi được sự nhất trí của Giám đốc.
     Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Trưởng phòng và tương đương
     1. Phó Trưởng phòng do Giám đốc bổ nhiệm theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý cán bộ. Số lượng Phó Trưởng phòng ở mỗi phòng do lãnh đạo Sở xem xét, quyết định theo quy định hiện hành.
     2. Phó Trưởng phòng là người giúp việc cho Trưởng phòng, được Trưởng phòng giao phụ trách một số công việc cụ thể và phân công chỉ đạo một số mặt công tác của Phòng; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Trưởng phòng về lĩnh vực công tác, nhiệm vụ được phân công.
Phó Trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng khi Trưởng phòng đi vắng ủy quyền, sau đó báo cáo với Trưởng phòng kết quả thực hiện nhiệm vụ.
     Điều 7. Trách nhiệm của công chức, viên chức và người lao động
     1. Công chức, viên chức và người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ kỷ luật lao động; có thái độ văn minh trong giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp và công dân. Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Giám đốc và trưởng phòng về việc thi hành nhiệm vụ, công việc của mình.
      2. Công chức, viên chức và người lao động có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ do trưởng phòng trực tiếp quản lý và lãnh đạo Sở phân công. Trường hợp lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ trực tiếp thì phải báo cáo với trưởng phòng biết để tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.
      3. Trực tiếp báo cáo, đề xuất với trưởng phòng và lãnh đạo Sở những biện pháp nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Sở, kiến nghị về nhiệm vụ được giao; phản ánh tâm tư nguyện vọng của bản thân, báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ với trưởng phòng và lãnh đạo Sở.
      4. Chủ động, sáng tạo, tự giác làm việc; thường xuyên nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất phương án, biện pháp thực thi nhiệm vụ; có tinh thần hợp tác với đồng chí, đồng nghiệp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Có ý thức xây dựng mối đoàn kết trong cơ quan, bảo vệ uy tín của cơ quan. Khi có ý kiến thắc mắc, đề xuất phải phản ánh đúng người có thẩm quyền.
      5. Nghiêm cấm công chức, người lao động lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để tham nhũng, tiêu cực và gây phiền hà với các tổ chức, cá nhân khi đến liên hệ công tác.
      6. Nâng cao tinh thần tiết kiệm trong quản lý, sử dụng kinh phí, sử dụng điện, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, tiếp khách...Mọi công chức người lao động phải có ý thức bảo vệ tài sản; có trách nhiệm quản lý hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
     7. Tất cả công chức, viên chức và người lao động của Sở Kế hoạch và Đầu tư phải tự giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện nghiêm các quy định về văn hóa công vụ theo quy định.
Chương IV. QUAN HỆ CÔNG TÁC
     Điều 8. Quan hệ với cấp trên.
Chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan cấp trên, trực tiếp là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.
Giám đốc Sở hoặc Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy quyền, có trách nhiệm trực tiếp báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo về các vấn đề thuộc ngành phụ trách.
     Điều 9. Quan hệ với các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các huyện, thành phố trong tỉnh.
Mối quan hệ của Sở Kế hoạch và Đầu tư với các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể và các huyện, thành phố trong tỉnh là mối quan hệ phối hợp, trao đổi trong công tác chuyên môn, nhằm thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao.
     Điều 10. Mối quan hệ giữa Ban Giám đốc với Cấp ủy đảng và các tổ chức chính trị xã hội của Sở.
Giám đốc Sở thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với cấp ủy đảng và các tổ chức đoàn thể của Sở, đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội của Sở nhằm phát huy dân chủ, tạo sự thống nhất cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hàng năm Giám đốc sở phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức hội nghị công chức, viên chức, người lao động.
     Điều 11: Quan hệ giữa lãnh đạo Sở với lãnh đạo phòng thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư .
 Giám đốc, Phó Giám đốc Sở phụ trách lĩnh vực được phân công, định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất họp với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương, để trực tiếp nghe báo cáo tình hình, chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của phòng.
    1. Khi cần thiết, Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực được phân công trực tiếp chỉ đạo, triển khai và đôn đốc công việc đến các công chức, viên chức. Công chức, viên chức triển khai thực hiện và báo cáo Trưởng phòng.
    2. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo kịp thời với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở phụ trách về kết quả thực hiện công tác và kiến nghị các vấn đề cần giải quyết khi thực hiện các quy định tại Điều 6 của Quy chế này và những vấn đề về cơ chế, chính sách cần sửa đổi, bổ sung; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chương trình, kế hoạch công tác cho phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh và của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
     Điều 12. Quan hệ giữa các phòng thuộc Sở.
Quan hệ giữa các phòng thuộc Sở là quan hệ phối hợp có trách nhiệm nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tùy theo từng công việc cụ thể, Trưởng, phó phòng và công chức, viên chức các phòng chủ động bàn bạc, trao đổi (bằng văn bản, qua điện thoại hoặc trao đổi trực tiếp) để giải quyết hoặc báo cáo Giám đốc, Phó Giám đốc để chỉ đạo các phòng phối hợp giải quyết.
    Điều 13. Quan hệ với phòng Tài chính- Kế hoạch các huyện, thị xã, thành phố.
Chỉ đạo, hướng dẫn công tác chuyên môn nghiệp vụ, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của phòng Tài chính- Kế hoạch các huyện, thành phố về lĩnh vực chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng công tác kế hoạch và quản lý đầu tư.
Phối hợp với phòng Tài chính- Kế hoạch các huyện, thành phố trong việc tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền các cấp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về công tác kế hoạch và quản lý đầu tư trên địa bàn. Tham khảo ý kiến trong việc xây dựng chế độ, chính sách và các văn bản có liên quan.
    Điều 14: Quan hệ giữa các Trưởng phòng thuộc Sở
     1. Trưởng phòng khi được giao chủ trì giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng khác phải trao đổi ý kiến với Trưởng phòng đó. Trưởng phòng được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời theo đúng yêu cầu của Trưởng phòng chủ trì.
     2. Theo phân công của Giám đốc Sở, các Trưởng phòng có trách nhiệm phối hợp thực hiện các dự án, chương trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đối với những vấn đề liên quan đến nhiều đơn vị mà vượt quá thẩm quyền giải quyết hoặc không đủ điều kiện thực hiện thì Trưởng phòng chủ trì báo cáo, đề xuất lãnh đạo Sở xem xét, quyết định.
     Điều 15: Các quan hệ công tác khác
Quan hệ làm việc giữa Giám đốc Sở với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan thuộc ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản pháp luật và các quy định hiện hành có liên quan. Giám đốc Sở quan hệ chặt chẽ với Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp, rà soát việc thực hiện chương trình công tác, bảo đảm hoàn thành có chất lượng, đúng tiến độ công việc được giao theo sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Giám đốc Sở thường xuyên phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành trực thuộc UBND tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của ngành, chăm lo xây dựng các cơ quan chuyên môn vững mạnh, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng chuyên môn, kỹ năng hành chính và phẩm chất đạo đức bảo đảm hoàn thành mọi   nhiệm vụ.
Chương V
TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC; TIẾP NHẬN, XỬ LÝ VĂN BẢN; XÂY DỰNG, THẨM TRA VĂN BẢN; THẨM QUYỀN KÝ, BAN HÀNH VĂN BẢN VÀ CHẾ ĐỘ CUNG CẤP THÔNG TIN
     Điều 16. Xây dựng chương trình công tác.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu công việc, các phòng xây dựng chương trình kế hoạch công tác hàng năm (trước ngày 05/12) chuyển đến Văn phòng tổng hợp chung và Báo cáo Ban Giám đốc trình Giám đốc sở ban hành, các đồng chí phó Giám đốc, các phòng tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch đã đề ra.
Căn cứ chương trình, kế hoạch công tác của Sở đã được phê duyệt, các phòng công khai cho công chức, viên chức biết để bản biện pháp tổ chức thực hiện và phân công công việc cụ thể cho từng cán bộ công chức.
Căn cứ chương trình làm việc của UBND tỉnh được ban hành, Văn phòng có trách nhiệm cập nhật, điều chỉnh, bổ sung vào chương trình công tác của Sở và tham mưu Giám đốc Sở ban hành và phân công các phòng tổ chức thực hiện.
     Điều 17. Trình tự giải quyết công việc của Giám đốc và phó Giám đốc.
Giám đốc xem xét và phân công nhiệm vụ cho cácPhó Giám đốc và các phòng, ban, Trung tâm thuộc sở. Giám đốc và các Phó Giám đốc xem xét giải quyết công việc hàng ngày trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của các phòng.
    Điều 18. Về xử lý công việc nghiệp vụ giữa các phòng, đơn vị trực thuộc Sở.
    1. Đối với các phòng,đơn vị được giao chủ trì thực hiện:
Đơn vị được giao chủ trì công việc phải chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ và trao đổi, bàn bạc với các đơn vị, cá nhân có liên quan bằng nhiều hình thức (Văn bản, trao đổi trực tiếp, gọi điện, Email...), kiểm tra, đôn đốc quá trình triển khai thực hiện, đồng thời chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả các văn bản tham mưu.
- Khi nhận được văn bản đến hoặc nhiệm vụ do Ban Giám đốc giao, đơn vị được giao chủ trì thực hiện có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách triển khai thực hiện nhiệm vụ bằng các hình thức sau:
+ Đối với văn bản, nhiệm vụ có nội dung liên quan đến các đơn vị trên địa bản tỉnh: Phòng chủ trì, soạn thảo văn bản đề nghị phối hợp trình Lãnh đạo sở ký duyệt, chuyển xuống văn thư gửi theo quy định. Đồng thời triển khai nội dung thực hiện đến các phòng thuộc sở có liên quan để phối hợp thực hiện.
+ Đối với văn bản, nhiệm vụ chỉ có liên quan đến các phòng, ban, trung tâm thuộc sở (Báo cáo tháng, quý, năm...): Phòng chủ trì báo cáo Ban Giám đốc xin ý kiến triển khai bằng hình thức phòng chủ trì gửi văn bản, trao đổi trực tiếp, gọi điện đến các phòng, ban, trung tâm thuộc sở để triển khai thực hiện.
    2. Đối với đơn vị phối hợp:
Đơn vị phối hợp có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực được giao quản lý, phân công, đảm bảo chất lượng và thời gian, ký phiếu trình theo định và phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Sở về các nội dung cung cấp.
Trong quá trình triển khai chưa rõ hoặc vướng mắc về nội dung nếu phòng chủ trì và phòng phối hợp chưa thống nhất thì phải xin ý kiến của Lãnh đạo Sở.
    Điều 19. Tiếp nhậnxử lý văn bản đến
    1. Tất cả văn bản đến cơ quan dưới mọi hình thức (văn bản đến qua đường mạng, văn bản được gửi bưu điện, văn bản gửi trực tiếp ...) đều được tiếp nhận tập trung tại bộ phận văn thư, văn bản đến được phân loại, đóng dấu công văn đến, ghi số, vào sổ và scan lên hệ thống phần mềm quản lý văn bản(http://qlvb.skhdtbinhphuoc.gov.vn). Sau đó Giám đốc Sở (hoặc người được Giám đốc Sở ủy quyền) phân công công việc và xử lý tất cả văn bản đến (trừ văn bản mật) trên phần mềm quản lý văn bản và chuyển đến các phòng, ban, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm xử lý; văn bản đến được chuyển luôn trong ngày hoặc chậm nhất là vào buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo (trừ những văn bản mang tính chất Hỏa tốc, Khẩn, Thượng khẩn thì được chuyển ngay Giám đốc sau khi tiếp nhận).
    2. Công tác soạn thảo, ban hành văn bản thực hiện đúng kỹ thuật trình bày văn bản hành chính theo quy định hiện hành về việc hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Tất cả các văn bản phát hành đều phải được ký chữ ký số đối với các loại văn bản theo quy định (trừ các văn bản phải ký trực tiếp hoặc văn bản mật). Văn bản phát hành phải có đầy đủ chữ ký theo quy định, phải có chữ ký nháy của Lãnh đạo phòng phụ trách, phải ghi rõ tên (không ghi tắt tên) của người soạn thảo văn bản tại cuối dòng “Lưu: VT, [ghi tắt tên phòng soạn thảo ([ghi tên người soạn]) ở vùng nơi nhận văn bản” (ví dụ ghi: “Lưu: VT, ĐKKD (Hương)” là văn bản do người soạn thảo có tên Hương thuộc phòng Đăng ký kinh doanh), trường hợp trong phòng có nhiều người trùng tên phải ghi thêm chữ lót). Văn bản đi được đăng ký vào sổ, ghi số, ngày, tháng, năm ban hành, đóng dấu ký số điện tử hoặc trực tiếp theo loại văn bản theo quy định, phát hành trực tuyến trên hệ thống Trục liên thông của tỉnh (hoặc qua đường bưu điện đối với các đơn vị chưa có tên trên hệ thống Trục liên thông và các văn bản mật), đồng thời đóng dấu 01 bản (hoặc nhiều bản đối các loại quyết định liên quan đến cá nhân) lưu hồ sơ văn bản phát hành và chuyển đến cá nhân lưu trữ theo quy định. Việc tiếp nhận, xử lý văn bản đến và phát hành văn bản được thực hiện đúng quy trình quy định theo Quy chế về công tác Văn thư, Lưu trữ của Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
Điều 20. Giải quyết hồ sơ, công việc
     1.   Các phòng/đơn vị được giao nhiệm vụ giải quyết hồ sơ, công việc phải căn cứ vào nội dung, tính chất và yêu cầu về thời gian giải quyết của hồ sơ, văn bản theo công văn hoặc tờ trình và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ.
     2.   Đối với công việc có nội dung không phức tạp thì chậm nhất một (01) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, văn bản trình Giám đốc, Phó Giám đốc Sở phụ trách cho ý kiến giải quyết vào phiếu trình hoặc cho ý kiến trực tiếp vào văn bản trình để phòng/đơn vị được giao nhiệm vụ giải quyết hồ sơ, công việc làm căn cứ giảiquyết.
Đối với các văn bản hoặc thủ tục hành chính có nội dung phức tạp liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp hoặc vướng mắc đến quy chuẩn, tiêu chuẩn mà chưa giải quyết ngay được thì các phòng/đơn vị được giao nhiệm vụ giải quyết cần nghiên cứu kỹ lưỡng sau đó tham mưu cho Lãnh đạo Sở để có văn bản trả lời cho các tổ chức, cá nhân (thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ).
Trường hợp cần thiết phải tổ chức họp để thảo luận, thống nhất giữa cơquan giải quyết và đơn vị trình (hay chủ đầu tư) thì phòng/đơn vị được giao nhiệm vụ giải quyết soạn văn bản mời họp trình Lãnh đạo Sở ký giấy mời, đồng thời phối hợp với cơ quan cần giải quyết công việc để bố trí thời gian và chuẩnbị nội dung làm việc. Khi tổ chức họp trong trường hợp nêu trên phải có Lãnh đạo Sở tham dự để chủ trì. Nội dung, kết quả cuộc họp, thời hạn giải quyết phải được lập thành biênbản.
Các cá nhân hay phòng/đơn vị được giao nhiệm vụ nếu để tình trạng hồ sơ chậm hoặc không giải quyết mà không có văn bản trả lời gây sự phiền hà đối với tổ chức, cá nhân hoặc chủ đầu tư phải đi lại nhiều lần dẫn đến bức xúc, khiếu nại trong giải quyết công việc thì cá nhân hay phòng/đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và trước pháp luật.
3.   Khi đề án, dự án, văn bản trình đã được Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở phụ trách cho ý kiến giải quyết, phòng/đơn vị phối hợp với cơ quan trình hoàn chỉnh đề án, dự án, văn bản trình Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở phụ trách ký, ban hành. Quy trình thực hiện và quy định về thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Khuyến khích các cá nhân, tập thể giải quyết công việc hiệu quả và nhanh hơn thời gian quyđịnh.
4.   Tất cả các công việc thực hiện thủ tục hành chính phải được kiểm soát qua phần mềm. Bộ phận một cửa của Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh  và các phòng/đơn vị liên quan có trách nhiệm vận hành phần mềm một cửa đúng quyđịnh.
     Điều 21. Quy trình xây dựng đề án, dự án, văn bản quy phạm pháp luật do Sở thực hiện
Nội dung phải tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, tờ trình đề án, dự án, văn bản quy phạm pháp luật phải nêu rõ sự cần thiết, căn cứ ban hành đề án, dự án, văn bản; những nội dung chính và giải pháp thực hiện của đề án, dự án, văn bản và những ý kiến còn khác nhau. Tờ trình phải do Giám đốc Sở ký và được đóng dấu đúng quy định.
     Điều 22. Thẩm tra hồ sơ đề án, dự án, văn bản
1.   Đối với các đề án, dự án do các phòng/đơn vị chủ trì soạn thảo, sau khi trình Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở phụ trách ký phải được kiểm tra hành chính đối với văn bản. Văn phòng chịu trách nhiệm về thể thức ban hành văn bản. Nếu văn bản nào không đảm bảo về mặt thể thức, trình tự, thẩm quyềntheoLuật Ban hành văn bản thì yêu cầu các phòng/đơn vị soạn thảo lại đảm bảo tính thống nhất trong công tác ban hành văn bản.
2.   Đối với văn bản quy phạm pháp luật do ngành tham mưu đề xuất trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành (gồm Nghị quyết, Quyết định) hoặc các văn bản hướng dẫn của Sở ban hành theo thẩm quyền thì người chủ trì soạn thảo phải là Trưởng phòng thực hiện; trường hợp Phó phòng hoặc chuyên viên thực hiện thì khi hoàn thành phải báo cáo và thống nhất nội dung với Trưởng phòng. Trước khi trình Lãnh đạo Sở ký phải được kiểm tra tính hợp pháp của văn bản. Trường hợp giữa cơ quan được giao chủ trì soạn thảo và phòng/đơn vị không thống nhất thì cơ quan được giao chủ trì báo cáo Giám đốc Sở, Phó Giám đốc Sở phụ trách xem xét quyếtđịnh.
3.   Đối với những văn bản hành chính thông thường và văn bản thuộc lĩnh vực chuyên môn (công chức, viên chức soạn thảo văn bản và phải thông qua Trưởng hoặc Phó phòng kiểm tra lại); Trưởng hoặc Phó phòng trực tiếp ký nháy vào vị trí cuối cùng của nội dung văn bản (sau dấu ./.) và chịu trách nhiệm chính về nội dung công việc, văn bản do phòng/đơn vị mình tham mưu, đềxuất.
     Điều 23. Thẩm quyền ký ban hành văn bản
1.   Giám đốc Sở ký những văn bản (có tính chất quan trọng của ngành) gửi Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Các văn bản đề nghị cấp trên như quyết định bổ nhiệm, nâng lương, điều động, khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp quản lý và một số văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách. Khi cần thiết Giám đốc Sở ký các văn bản thuộc các lĩnh vực đã phân công cho các Phó Giám đốc Sở và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và cấptrên.
2.   Phó Giám đốc Sở ký thay Giám đốc Sở các văn bản xử lý, giải quyết công việc thuộc lĩnh vực do mình phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và pháp luật về nội dung các văn bản đó. Các văn bản do Phó Giám đốc Sở ký phải gửi Giám đốc Sở để báocáo (nếu không cập nhật trên phần mềm Quản lý văn bản – http://qlvb.skhdtbinhphuoc.gov.vn).
3.   Các văn bản, công văn, hồ sơ dự án theo lĩnh vực được phân công cho các Phó Giám đốc phụ trách nếu có tính quan trọng, cấp bách, nhạy cảm hoặc liên quan đến nhiều ngành, địa phương, liên quan đến thủ tục hành chính thì trước khi trình các Phó Giám đốc ký thực hiện, Trưởng hoặc Phó phòng phải thông qua nội dung trước Giám đốcSở.
4.   Giám đốc Sở ủy quyền cho Chánh Văn phòng được thừa lệnh ký một số loại giấy giới thiệu, văn bản hành chính thông thường mang tính giản đơn. Phó Chánh Văn phòng được phép ký thay Chánh Văn phòng một số giấy tờ, văn bản giản đơn thuộc thẩm quyền của Chánh Vănphòng.
5.   Nghiêm cấm việc xử lý chữ ký của Lãnh đạo Sở vào các văn bản do Sở ban hành. Nghiêm cấm việc sửa đổi, thay thế nội dung của văn bản sau khi đã trình lãnh đạo ký duyệt. Trường hợp bị phát hiện sẽ bị xử lý theo Quy chế của cơ quan và theo quy định của phápluật.
    Điều 24. Phát hành văn bản
1.   Văn thư cơ quan chịu trách nhiệm phát hành văn bản của Sở ban hành ngay trong ngày làm việc với điều kiện văn bản được xác lập có đủ các chữ ký kiểm duyệt và chữ ký của Lãnh đạo Sở theo thẩm quyền. Trường hợp đặc biệt thời gian ban hành không quá một (01) ngày, kể từ ngày văn bản được ký; bảo đảm đúng thủ tục, đúng địachỉ.
2.   Văn bản do Sở ban hành phải được phân loại, lưu trữ một cách khoa học và cập nhật kịpthời.
3.   Chánh Văn phòng có trách nhiệm tổ chức việc quản lý, cập nhật, lưu trữ, khai thác văn bản phát hành, văn bản đến của Sở theo quy định của pháp luật về văn thư, lưu trữ và Quy chế làm việc củaSở.
     Điều 25. Kiểm tra việc thi hành văn bản, việc giải quyết công việc theo văn bản
1.   Giám đốc Sở có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo thường xuyên tự kiểm tra hoặc tổ chức đoàn kiểm tra chuyên đề việc thi hành văn bản khi cần thiết; quyết định xử lý hoặc ủy quyền cho Phó Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý văn bản trái pháp luật, sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp theo quy định pháp luật hiệnhành.
2.   Trưởng phòng có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra, rà soát việc ban hành, thi hành văn bản, kịp thời báo cáo và kiến nghị với Giám đốc, Phó Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền văn bản ban hành trái pháp luật, sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
     Điều 26. Tiếp nhận và xử lý yêu cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
-       Khi có quyết định trưng cầu giám định của cơ quan điều tra gửi đến Sở Kế hoạch và Đầutư thì bộ phận văn thư chuyển Giámđốc Sở.
-       Giám đốc Sở chuyển phòng/đơn vị hoặc cá nhân phụ trách lĩnh vực phân công xử lý theo quy trình, pháp luật quyđịnh.
      Điều 27: Cung cấp thông tin về hoạt động của Sở
1. Công chức trong cơ quan có trách nhiệm chấp hành quy định khai thác và truy cập thông tin trên hệ thống phần mềm Quản lý văn bản, cổng thông tin điện tử của Sở và các phần mềm ứng dụng khác được cơ quan triển khai thực hiệ. Thực hiện nghiêm túc chế độ bảo mật đối với các thông tin và tài liệu mật của cơ quan theo quy định.
2. Việc trả lời, phỏng vấn cung cấp thông tin cho báo chí thuộc thẩm quyền Giám đốc Sở hoặc người được Giám đốc Sở ủy quyền, phải tuân thủ quy chế bảo mật cơ quan và quy định bảo mật của nhà nước.
Chương VI
TRÁCH NHIỆM VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ
Điều 28. Chấp hành thời gian, giờ giấc làm việc
Công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở phải thực hiện nghiêm quy định về thời gian, giờ giấc làm việc theo quy định của Bộ Luật Lao động hiện hành. Phải sử dụng thời gian làm việc có hiệu quả vào công tác chuyên môn, không sử dụng thời gian làm việc vào việc riêng, không đi muộn, về sớm, không sử dụng mạng Internet và máy tính vào việc riêng hay giải trí trong giờ làm việc. Không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, buổi trưa trong ngày làm việc và ngày trực.
Điều 29. Đi công tác và thẩm quyền cho nghỉ phép
1.   Trưởng, phó phòng/đơn vị đi công tác ngoài phạm vi đơn vị hành chính (tỉnh, thành phố) nơi cơ quan đặt trụ sở hoặc (nghỉ phép) vắng mặt tại cơ quan hơn 1/2 ngày làm việc phải báo cáo và được sự đồng ý của Lãnh đạoSở.
2.   Công chức, viên chức đi công tác hoặc nghỉ phép vì việc riêng không quá 01 ngày phải báo cáo xin phép Trưởng phòng. Trưởng phòng được quyền cho công chức, viên chức trong phòng/đơn vị nghỉ phép (khi có lý do chính đáng) không quá 01 ngày làm việc; trường hợp công chức, viên chức nghỉ phép (khi có lý do chính đáng) từ 02 ngày làm việc trở lên phải có Đơn xin phép và được sự đồng ý của Giám đốcSở.
3.   Trưởng phòng trong ngày làm việc, nếu đi công tác trong địa bàn tỉnh hoặc nghỉ phép từ 02 ngày trở lên hoặc đi công tác ngoài thành phố từ 01 ngày trở lên thì phải báo cáo Giám đốc Sở. Trường hợp đi học tập, tham quan ở nước ngoài phải có đơn xin phép Giám đốc Sở, đồng thời làm công văn xin chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyếtđịnh.
4.   Trường hợp công chức, viên chức nếu có nhu cầu nghỉ phép hàng năm để giải quyết công việc riêng thì thực hiện các quy định theo Bộ Luật Lao động hiện hành.
5.   Các trường hợp nghỉ phép phải viết đơn xin phép, phải trình Lãnh đạo phòng duyệt, sau đó trình Giám đốc xem xét, phê duyệt. Sau khi Giám đốc duyệt đơn xin phép gửi về Văn phòng Sở để theo dõi và báo cáo Giám đốc về tình hình nghỉ phép của CCVCNLĐ theo quy định và theo yêu cầu của Giám đốc.
Điều 30. Công tác chuẩn bị tài liệu cho Lãnh đạo Sở đi họp
Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu cho Lãnh đạo Sở đi dự họp hay đi làm việc theo chương trình (giấy mời), tùy theo điều kiện thực tế phải chuẩn bị nội dung và báo cáo Lãnh đạo Sở trước từ 01 đến 02 ngày làm việc (trường hợp họp đột xuất thì báo cáo Lãnh đạo Sở trước khi Lãnh đạo Sở đi họp).
Điều 31. Chế độ thông tin tổng hợp và báo cáo
1.   Sở thực hiện chế độ thông tin báo cáo với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo định kỳ và độtxuất.
2.   Các phòng/đơn vị thuộc Sở; phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện thực hiện chế độ báo cáo với Sở Kế hoạch và Đầu tư bằng văn bản theo nội dung và thời gian quy định cho từng loại báocáo theo quy định.
Điều 32. Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước; Quy chế về công tác văn thư và lưu trữ; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, công chức, viên chức, người lao động ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước; Quy định về quy tắc ứng xử của công chức, viên chức; Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý, sử dụng tài sản công; Quy chế quản lý, sử dụng công sở; Quy trình giải quyết thủ tục hành chính; Quy chế quản lý và sử dụng chữ ký số, chứng thư số; Quy chế dân chủ; Quy chế công tác Thi đua - khen thưởng; Quy chế tiếp công dân, . . . : Có quy định riêng cho từng lĩnh vực cụ thể.
Chương VII
ĐI CÔNG TÁC,  TIẾPKHÁCH VÀ CHẾ ĐỘ HỘI HỌP
Điều 33. Họp, xử lý công việc thường xuyên của Lãnh đạo Sở
1.   Chế độ họp địnhkỳ
Định kỳ mỗi tháng họp giao ban một lần vào ngày 20-25 hàng tháng để đánh giá tình hình công tác của tháng và triển khai chương trình, kế hoạch của tháng tiếp theo. Thành phần dự họp gồm: Ban Giám đốc Sở; Trưởng, Phó các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở và một số thành phần khác theo sự chỉ đạo của Giám đốc.
Định kỳ quý, 6 tháng và tổng kết năm Sở sẽ chủ trì họp giao ban ngành để đánh giá tình hình công tác của quý, 6 tháng, năm.
2.   Nội dung cuộchọp:
Văn phòng có trách nhiệm chuẩn bị nội dung cuộc họp trình Giám đốc duyệt trước ngày họp ít nhất 01 ngày.
Trưởng các phòng/đơn vị báo cáo những công việc đã làm, những việc chưa làm được, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị hướng giải quyết; chủ trì cuộc họp kết luận. Thời gian gửi báo cáo giao ban tháng chậm nhất ngày 25 hàng tháng.
Văn phòng ghi biên bản, sau cuộc họp trình lãnh đạo Sở ký kết luận những vấn đề chính trong cuộc họp để các phòng/đơn vị thực hiện và có nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện ý kiến kết luận, chỉ đạo tại cuộc họp.
3.   Họp xử lý các công việc phức tạp, đột xuất, cấpbách
a)   Theo ý kiến chỉ đạo của Giám đốc, Phó Giám đốc, Chánh Văn phòng có trách nhiệm thông báo họp, gửi giấy mời, tài liệu liên quan đến các đại biểu dự họp, chuẩn bị các điều kiện phục vụ cuộchọp.
b) Đại biểu được mời dự họp có trách nhiệm tham gia đúng thành phần có đủ thẩm quyền, năng lực trình độ đáp ứng nội dung và yêu cầu các cuộchọp.
c)   Phòng/đơn vị được giao chủ trì công việc được đưa ra thảo luận tại cuộc họp có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ tài liệu, ý kiến giải trình; dự thảo thông báo ý kiến kết luận của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc chủ trì tại cuộc họp và hoàn chỉnh văn bản, trình Giám đốc hoặc Phó Giám đốc quyếtđịnh.
Điều 34. Họp hội nghị của Lãnh đạo Sở
Giám đốc Sở quyết định và chịu trách nhiệm về việc tổ chức họp, hội nghị để triển khai thảo luận chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ trong lĩnh vực quản lý của cấp mình quản lý hoặc tổng kết công tác năm. Tất cả các cuộc họp, hội nghị phải được tổ chức ngắn gọn, đúng thành phần; bảo đảm thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả.
Điều 35. Về lễ tân, tiếp khách của Sở
1.   Khách đến quan hệ công tác hay làm việc phải qua Văn phòng trình Giám đốc Sở hoặc Phó Giám đốc Sở về thời gian và nội dung tiếp khách theo đề nghị của khách; phối hợp với các phòng, đơn vị liên quan chuẩn bị chương trình, nội dungvàtổchứcphụcvụcuộctiếp,làmviệccủaGiámđốc,PhóGiámđốc.Vănphòng có nhiệm vụ đón tiếp, hướng dẫn khách đến cơ quan với thái độ chu đáo, văn minh, lịch sự.
2.   Trường hợp khách là người nước ngoài đến liên hệ công tác, làm việc với cơ quan phải đăng ký nội dung, chương trình và thời gian trước ít nhất 05 ngày làm việc để báo cáo, phối hợp với cơ quan Công an, Sở Ngoại vụ để bảo đảm an ninh, an toàn cho khách và cơ quan theo quy định của phápluật.
Điều 36: Đi công tác
1. Giám đốc và Phó Giám đốc Sở đi công tác
a) Phòng chuyên môn có nội dung liên quan trực tiếp đến chuyến công tác phải chủ động chuẩn bị nội dung, các tài liệu liên quan đến chuyến công tác của Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở;
b) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở làm việc với các đơn vị trong ngành, Phòng Đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tư thông báo đến các phòng và đơn vị trực thuộc chuẩn bị nội dung, tài liệu liên quan và thông báo trước ít nhất 01 (một) ngày cho đơn vị đó biết làm việc.
2. Lãnh đạo các phòng chuyên môn cần bố trí, sắp xếp kế hoạch đi công tác một cách hợp lý theo nguyên tắc không được ảnh hưởng hoặc làm chậm trễ nhiệm vụ của phòng mình.
a) Trưởng phòng và tương đương đi công tác từ một ngày trở lên phải được sự đồng ý của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở phụ trách; đồng thời phải ủy quyền cho người có trách nhiệm thay mặt giải quyết công việc hoặc tham gia các cuộc họp do Giám đốc tổ chức (công chức được ủy quyền phải có trách nhiệm báo cáo đầy đủ công việc với Trưởng phòng khi giải quyết công việc).
b) Phó Trưởng phòng và tương đương đi công tác phải báo cáo Trưởng phòng để sắp xếp công việc và báo cáo lãnh đạo Sở chỉ đạo (sau chuyến đi công tác phải có trách nhiệm báo cáo với Trưởng phòng, lãnh đạo Sở để biết). Việc đi công tác phải đúng với yêu cầu và triệt để tiết kiệm, việc thanh toán công tác phí phải đúng chế độ Nhà nước quy định hiện hành.
3. Công chức đi công tác hoặc tham gia Đoàn công tác của tỉnh, các ngành phải do Trưởng phòng phân công và được sự đồng ý của lãnh đạo Sở; đồng thời có trách nhiệm bàn giao công việc đang giải quyết cũng như sau chuyến công tác phải báo cáo đầy đủ với Trưởng phòng. Tham gia công tác đoàn thể trong giờ hành chính phải báo cáo trước ít nhất 01 (một) ngày, được sự đồng ý của lãnh đạo phòng và lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4. Công chức được cử đi học tại chức, đi tập huấn, bồi dưỡng phải có trách nhiệm báo cáo thời gian đi học với lãnh đạo phòng trước 05 (năm) ngày và bàn giao công việc đang giải quyết cho Trưởng phòng; đồng thời sau đợt học có trách nhiệm nhận việc để giải quyết.
Chương VIII
TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 37. Trách nhiệm của Giám đốc Sở
1.   Chỉ đạo Chánh Thanh tra Sở thực hiện công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của phápluật.
2.   Giám đốc phải có lịch tiếp dân, quy định số buổi trực tiếp tiếp dân trong tháng và số lần ủy quyền cho Phó Giám đốc tiếp dân phù hợp với yêu cầu của công việc, bảo đảm mỗi tháng Lãnh đạo Sở dành ít nhất một (01) ngày cho việc tiếpdân.
3.   Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
4.   Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài, vượt cấp tại cơquan.
Điều 38. Trách nhiệm của Chánh Thanh tra Sở
1.   Phối hợp với Chánh Văn phòng tham mưu cho Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách, tổ chức chỉ đạo hoạt động thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền của Giám đốc Sở. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý củangành.
2.   Chủ trì xây dựng lịch tiếp dân; tổ chức việc tiếp nhận, phân loại và đề xuất phương án giải quyết, trả lời đơn thư, kiến nghị của công dân trình Giám đốcSở.
3.   Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền hoặc do Giám đốc Sở ủy quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tốcáo.
4.   Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả hoạt động thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo chế độ quy định hoặc yêu cầu của Giám đốc Sở và Thanh tra tỉnh, Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5.   Tham dự buổi tiếp công dân tại trụ sở tiếp dân của Ủy ban nhân dân tỉnh khi được Giám đốc Sở ủyquyền.
Điều 39. Trách nhiệm của Trưởng phòng, Trưởng đơn vị trực thuộc Sở
1.   Thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện các quyết định về giải quyết khiếu nại, tố cáo tại đơn vị mình.
2.   Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; báo cáo Giám đốc Sở, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết những kiến nghị, khiếu nại của công dân liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vịmình.
3.   Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các kết luận, quyết định của Giám đốc Sở, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vịmình.
4.   Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cá nhân, tổ chức thuộc quyền quản lý củamình.
Chương IX
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 40. Công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở thực hiện tốt các quy định nêu trên được bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm theo quy định.
Điều 41. Công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư vi phạm Quy chế khi đã xác định rõ trách nhiệm, tính chất và mức độ sai phạm (kể cả trong việc tham mưu, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, trình, thông qua, ký, ban hành các văn bản vi phạm hành chính trái pháp luật) phải kiểm điểm và bị  xử lý kỷ luật theo quy định của Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức và theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42. Tổ chức thực hiện
Các phòng, đơn vị trực thuộc và toàn thể công chức, viên chức, người lao thuộc Sở; các tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế, nếu có vấn đề gì vướng mắc, công chức, viên chức phản ánh kịp thời về Văn phòng Sở để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Sở điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.