PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Tháng 12 năm 2012

Trên cơ sở số liệu 11 tháng và ước tính tháng 12 năm 2012, Cục Thống kê sơ bộ đánh giá tình hình kinh tế xã hội cả năm trên một số lĩnh vực như sau:

 

I/ NÔNG LÂM NGHIỆP:
a/ Trồng trọt:
- Cây hàng năm, diện tích gieo trồng năm 2012 thực hiện 48,22 nghìn ha, giảm 2,42% so cùng kỳ năm trước. Chia ra: Nhóm cây lương thực có hạt 20,10 nghìn ha, tăng 7,51% so với năm 2011 (trong đó: lúa 14,57 nghìn ha, tăng 8,42%; năng suất ước đạt 32,17 tạ/ha, tăng 0,77%; sản lượng ước đạt 46,87 nghìn tấn, tăng 9,25%; bắp 5,53 nghìn ha, tăng 5,19%; năng suất ước đạt 33,596 tạ/ha, tăng 5,52%, sản lượng ước đạt 18,59 nghìn tấn, tăng 11% so cùng kỳ năm trước). Tương ứng: Nhóm cây chất bột 22,19 nghìn ha, giảm 4,76% (trong đó: khoai lang 0,50 nghìn ha, giảm 26,22%, năng suất ước đạt 60,46 tạ/ha, giảm 5,3%; cây khoai mỳ 20,76 nghìn ha, giảm 3,72%; năng suất ước đạt 228,23 tạ/ha, tăng 0,17%); nhóm cây thực phẩm 4,37 ha, giảm 20,69% (trong đó: rau các loại 3,43 nghìn ha, giảm 9,04%; đậu các loại 0,94 nghìn ha, giảm 46,02%); nhóm cây công nghiệp hàng năm 0,86 nghìn ha, giảm 29,76% (trong đó: đậu nành 0,08 nghìn ha, giảm 20,79%; mía 0,37 nghìn ha, giảm 23,14%); nhóm cây hàng năm khác 0,70 nghìn ha, tăng 1,75% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2012 ước đạt 65,46 nghìn tấn, tăng 9,74% so với cùng kỳ năm 2011.
- Cây lâu năm, diện tích gieo trồng sơ bộ năm 2012 thực hiện 396,19 nghìn ha, tăng 2,93% so với năm 2011. Chia ra: Cây ăn quả các loại 6,61 nghìn ha, giảm 1,75% (trong đó: Nhóm cây ăn quả nhiệt đới, cận nhiệt đới 3,08%, giảm 12,25%; Nhóm cây có múi 0,99 nghìn ha, giảm 0,1%; nhóm cây ăn trái nhãn, vải, chôm chôm 2,38%, giảm 6,44%; nhóm cây ăn quả có múi khác 0,16 nghìn ha, tăng 50,48%; nhóm cây lấy quả chứa dầu 0,07 nghìn ha, giảm 6,85%). Cây công nghiệp lâu năm: cây điều 140,13 nghìn ha, giảm 5,33%, sản lượng 149,42 nghìn tấn, giảm 0,78%; cây hồ tiêu 10,01 nghìn ha, giảm 4,54%; sản lượng 25,36 nghìn tấn, giảm 0,23%; cây cao su 223.13 nghìn ha, tăng 9,69%; sản lượng 238,42 nghìn tấn, tăng 9,06%; cà phê 15,04 nghìn ha, tăng 2,06%. Cây gia vị và cây dược liệu khác 0,03 nghìn ha, tăng 85,71%. Cây lâu năm khác 1,17 nghìn ha, giảm 17,77% so với cùng kỳ năm trước
- Chăn nuôi: Tổng đàn trâu hiện có đến 1/10/2012 là 15,18 nghìn con, giảm 7,26% so với cùng kỳ năm 2011. Tương ứng: Đàn bò 32,70 nghìn con, giảm 26,5%; heo 249,24 nghìn con, tăng 24,02%; gia cầm 3.600,6 nghìn con, tăng 8,31%. Sản lượng thịt trâu xuất chuồng năm 2012 ước 1,25 nghìn tấn, giảm 19,97%, bò 3,96 nghìn tấn, giảm 2,27%, heo 35,52 nghìn tấn, tăng 17,47%; gia cầm 11,34 nghìn tấn, tăng 23,36% so cùng kỳ năm 2011.
2/ Lâm nghiệp:
- Năm 2012 diện tích rừng trồng mới tập trung 0,45 nghìn ha, giảm 12,01%; diện tích rừng trồng được chăm sóc 2,30 nghìn ha, giảm 23,4%; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh 0,12 nghìn ha, tăng 0,88%; diện tích rừng được giao khoán, bảo vệ 33,16 nghìn ha, tăng 0,69% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng gỗ khai thác 14,38 nghìn m3, giảm 69,11%; sản lượng củi được khai thác 28,55 nghìn ster, giảm 55,77%; sản lượng măng tươi khai thác 0,58% nghìn tấn, tăng 8,21% so với cùng kỳ năm 2011.
- Về tình hình vi phạm phá rừng, lấn chiếm đất rừng và Luật bảo vệ rừng trong năm 2012 các đơn vị quản lý bảo vệ rừng đã phát hiện 697 vụ vi phạm lâm luật, trong đó có 80 vụ phá rừng trái pháp luật, giảm 68% (giảm 170 vụ) so với năm 2011, thiệt hại 35,45 ha, giảm 78,20% (giảm 134,99 ha) so với năm 2011. Trong đó: số vụ có đối tượng là 25 vụ, thiệt hại 7,9 ha, số vụ không có đối tượng là 55 vụ, thiệt hại 27,55 ha. Phần lớn diện tích rừng bị phá chủ yếu ở các huyện: Bù Gia Mập 37 vụ, thiệt hại 12,46 ha, huyện Lộc Ninh 19 vụ, thiệt hại 15,39 ha, huyện Bù Đăng 13 vụ, thiệt hại 4,82 ha, huyện Đồng Phú 8 vụ, thiệt hại 2,73 ha, thị xã Phước Long 3 vụ, thiết hại 0,05 ha. Tổng giá trị thiệt hại do phá rừng là 3.048 triệu đồng. 
3/ Nuôi trồng thuỷ sản:
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản thực hiện năm 2012 là 2,07 nghìn ha, giảm 2,27% so với cùng kỳ năm 2011; sản lượng ước đạt 6,09 nghìn tấn, giảm 4,99% (trong đó: sản lượng nuôi trồng 5,73 nghìn tấn, giảm 4,98%; sản lượng sản xuất giống thủy sản 0,02 nghìn tấn, đạt 100%, sản lượng thủy sản khai thác 0,34 nghìn tấn, giảm 5,56%.
4/ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Đề án thí điểm mô hình nông thôn mới xã Tân Lập đến nay đã được 16/19 tiêu chí, 3 tiêu chí còn lại là chợ nông thôn, thu nhập bình quân đầu người và cơ cấu lao động nông thôn hiện nay Tỉnh đã trình Trung ương điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương. Đối với 20 xã chỉ đạo điểm nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, công tác quy hoạch đã cơ bản hoàn thành đồ án quy hoạch đang trình UBND huyện phê duyệt; công tác lập, phê duyệt đề án nông thôn mới hiện có 15 xã đã duyệt đề án. Đối với 71 xã còn lại, đang tiếp tục xây dựng quy hoạch.
Nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợi, cây trồng sinh trưởng tốt, diện tích gieo trồng cây lâu năm tăng so với năm 2011, chủ yếu là cây cao su do hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cây trồng khác tuy giá cả trong năm nay có giảm, diện tích gieo trồng cây hàng năm giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm sang cây lâu năm, ngoài ra cây hàng năm trồng xen trong diện tích cây lâu năm giảm do khép tán. Tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định, riêng chăn nuôi trâu, bò có xu hướng giảm do đồng cỏ chăn nuôi tự nhiên ngày càng thu hẹp, đồng thời xu hướng cơ giới hoá trong nông nghiệp ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu sức kéo giảm đi; công tác thú y được quan tâm, việc phòng và chống các loại dịch bệnh đạt hiệu quả, công tác kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y được chú trọng hơn. Vi phạm trong lĩnh vực phá rừng và lấn chiếm đất rừng giảm so với cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi trồng thủy sản giảm do người dân tận dụng những ao, hồ (chứa nước tưới cây) để nuôi cá, do sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nên những ao, hồ người dân đã san lấp để thay thế cho một số cây trồng nên ảnh hưởng đến diện tích nuôi cá.
 
 II/ CÔNG NGHIỆP:
* Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 12/2012 tăng 17,1% so với tháng trước và tăng 23,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Công nghiệp khai thác mỏ tăng 22,3% so với tháng trước và giảm 2,52% so với cùng kỳ năm trước; tương ứng: Công nghiệp chế biến tăng 21,3% và tăng 23,3%; Sản xuất và phân phối điện, nước giảm 27,2% và tăng 34%. Trong đó chỉ số một số sản phẩm chủ yếu: Đá xây dựng tăng 23,5% so với tháng trước, giảm 1,6% so cùng kỳ năm trước. Tương ứng hạt điều nhân tăng 33,1%, tăng 10,1%; Clinke tăng 6,6%, tăng 15,1%, xi măng tăng 28,1%, giảm 5%; linh kiện điện tử tăng 29,3%, tăng 1,2%; điện thương phẩm tăng 1,9%, tăng 5,8%...
* Phát triển điện năng: Trong tháng 12 năm 2012 phát triển mới 1687 hộ dùng điện, đường dây hạ thế không phát triển, 3 km đường dây trung thế và tăng   162 KVA dung lượng trạm biến áp. Dự kiến tính đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có      113 km đường dây trung thế và 164 km đường dây hạ thế; và 102.210,5 KVA dung lượng trạm biến áp, số hộ có điện 223.605 hộ.
 
III. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN: 
Giá trị thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 12/2012 ước 265,6 tỷ đồng. (Trong đó vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh ước thực hiện 156,9 tỷ đồng, chiếm 59,1%, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 108,7 tỷ đồng, chiếm 40,9%). Chủ yếu thi công các công trình các hạng mục còn dở dang của tháng trước…. và chuẩn bị đấu thầu khởi công mới một số công trình như: Đường Lý Thường Kiệt; Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông; Doanh trại đội K72 và Đại đội trinh sát….
Về tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung đến hết tháng 11/2012 đạt 59,2% (937,9 tỷ đồng) kế hoạch năm (nếu loại trừ khoản ghi thu-chi tiền sử dụng đất 235,2 tỷ đồng thì giải ngân 11 tháng đạt 68,5%). Trong đó: vốn cấp tỉnh đạt 62,8% kế hoạch năm (699,7 tỷ đồng); vốn cấp huyện đạt 93,2% kế hoạch năm (238,6 tỷ đồng).
Nhìn chung khối lượng thực hiện và giải ngân vốn đầu tư trong 11 tháng năm 2012 còn thấp so với cùng kỳ nguyên nhân tiến độ chậm là do trung ương giao vốn chậm, cơ chế chính sách thanh toán còn nhiều vướng mắc về thủ tục chưa phù hợp với thực tế đã ảnh hưởng đến công tác giải ngân; các đơn vị chủ đầu tư thiếu tích cực trong việc xử lý vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thiếu đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công...
 
V. THƯƠNG MẠI – GIÁ CẢ - GIAO THÔNG VẬN TẢI :
1/ Nội Thương:
* Tổng mức bán lẻ hàng hoá: Tháng 12/2012 tổng mức bán lẻ hàng hoá ước thực hiện 1.650,8 tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước và tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Kinh tế nhà nước ước 49,4 tỷ đồng, tăng 0,1% so với tháng trước và giảm 1,4% so cùng kỳ năm trước; Tương ứng: Kinh tế cá thể ước 1.046,2 tỷ đồng, tăng 0,8% và tăng 12,5%; Kinh tế tư nhân 553,2 tỷ đồng, tăng 1,3% và tăng 26,9%; Kinh tế tập thể ước 2 tỷ đồng, tăng 0,2% và tăng 15,4%.
Nhìn chung tổng mức bán lẻ hàng hóa của các thành phần kinh tế và ngành kinh tế đều tăng lên so với cùng kỳ một phần do nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nhân dân tăng và một phần do giá cả tăng.
 
* Về giá cả:Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2012 ước tăng 0,25% so với tháng trước. Các nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng là: Lương thực tăng 0,5%; may mặc, mũ nón và dày dép tăng 0,46%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,10%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,4%; hàng hoá khác và dịch vụ khác tăng 1,07%; thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,17%...nhưng bên cạnh đó cũng có 4 nhóm hàng hóa, dịch vụ giảm là: thực phẩm giảm 0,07%; đồ uống và thuốc là giảm 0,02%; giao thông giảm 0,09%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,11%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 11,73% so cùng kỳ năm 2011 và tăng 11,73% so với tháng 12/2011; Chỉ số giá bình quân 12 tháng năm 2012 tăng 9,57% so với bình quân cùng kỳ năm 2011.
Nhìn chung tình hình giá cả tháng này có nhiều biến động tích cực, lượng hàng hóa khá phong phú và đa dạng về mẫu mã, chất lượng, hệ thống bán lẻ không ngừng mở rộng trên khắp địa bàn cùng với các đợt khuyến mãi giảm giá với nhiều hình thức bán hàng của các công ty, nhằm thu hút được khách hàng tiêu thụ giúp cho ổn định tình hình giá cả của thị trường.
2/ Ngoại Thương:
* Xuất khẩu:
- Kim ngạch xuất khẩu tháng 12/2012 ước thực hiện 58.181 ngàn USD, tăng 2,7% so tháng trước và giảm 15,8% so cùng kỳ năm trước. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu: kinh tế nhà nước ước thực hiện 16.490 ngàn USD, chiếm 28,3%, tăng 16,5% so tháng trước và giảm 15,3% so với cùng kỳ; Kinh tế tư nhân 30.684 ngàn USD, chiếm 52,7%, giảm 4,3% so tháng trước và giảm 26,1% so với cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 11.007 ngàn USD, chiếm 18,9%, tăng 5,1% so tháng trước và tăng 36,2% so với cùng kỳ.
Một số sản phẩm xuất khẩu chủ yếu cụ thể như sau:
+ Hạt điều nhân ước thực hiện 1.613 tấn (trị giá 10.663 ngàn USD), tăng 12,2% về lượng và tăng 16% về giá trị so với tháng trước; giảm 31,4% về lượng và giảm 48,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá hạt điều nhân xuất khẩu bình quân hiện nay ước là 6,61 ngàn USD/tấn, giảm 2,24 ngàn USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Tuy các đơn vị đã có nhiều cố gắng để tìm kiếm thị trường xuất khẩu nhưng do giá xuất khẩu giảm khá cao đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.
+ Mủ cao su thành phẩm ước thực hiện 11.396 tấn (trị giá 33.656 ngàn USD), tăng 2,9% về lượng và tăng 5,2% về giá trị so với tháng trước; tăng 31,5% về lượng và giảm 8,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá cao su thành phẩm bình quân thang 12/2012 ước 2,95 ngàn USD/tấn (giảm 1,78 ngàn USD/tấn) so với cùng kỳ năm trước.
+ Hàng nông sản khác ước thực hiện 2.270 ngàn USD, giảm 13,4% so với tháng trước và giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2011. Đây là mặt hàng xuất khẩu không ổn định.
+ Hàng dệt may ước thực hiện 1.705 ngàn USD, tăng 9,4% so với tháng trước và tăng 130,4 so với cùng kỳ năm trước.
+ Hàng điện tử ước thực hiện 2.911 ngàn USD, tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2011.
+ Sản phẩm bằng gỗ ước thực hiện 2.066 ngàn USD, giảm 2,3% so với tháng trước và tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2011.
+ Hàng hóa khác ước thực hiện 4.440 ngàn USD, giảm 3,2% so với tháng trước và tăng 31,4 so với cùng kỳ năm 2011.
* Nhập khẩu:
- Kim ngạch nhập khẩu tháng 12/2012 ước thực hiện 15.725 ngàn USD, tăng 10,9% so tháng trước và tăng 51,6 % so cùng kỳ năm trước. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu: Kinh tế Nhà nước ước không thực hiện; Kinh tế tư nhân 4.588 ngàn USD chiếm 29,2%, giảm 15,5% so tháng trước và giảm 21% so với cùng kỳ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 11.137 ngàn USD chiếm 70,8%, tăng 27,2% so tháng trước và tăng 43,9% so cùng kỳ.
  Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu :
+ Vải may mặc ước thực hiện 5.900 ngàn USD, tăng 34,1% so với tháng trước và tăng 1.104,1% so với cùng kỳ năm 2011.
+ Hàng điện tử ước thực hiện 2.400 ngàn USD, tăng 2,1% so với tháng trước và giảm 18,6% so với năm 2011.
+ Hàng hóa khác ước thực hiện 7.329 ngàn USD, giảm 0,2% so với tháng trước, tăng 25,1% so với năm 2011.
3/ Giao thông vận tải:
* Vận tải hành khách: 
- Vận tải hành khách trong tháng 12/2012 ước thực hiện 692 ngàn HK và 87.215,4 ngàn HK.km, so với tháng trước tăng 1,8% về vận chuyển và tăng 2% về luân chuyển, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,5% về vận chuyển và tăng 6,9% về luân chuyển.
Về tuyến xe buýt từ thị xã Đồng Xoài đi thị xã Phước Long và ngược lại do công ty TNHH Mai Linh sau nhiều tháng hoạt động không hiệu quả đã tạm ngừng khai thác.
Nguyên nhân sản lượng vận tải hành khách tăng so với cùng kỳ là do đời sống của người dân ngày càng cải thiện và từng bước được nâng lên, nhu cầu đi lại tham quan du lịch tăng, đã làm cho sản lượng hành khách tăng.
 * Vận tải hàng hoá:
- Vận tải hàng hoá tháng 12/2012 ước thực hiện được 145,6 ngàn tấn và 9.840,1 ngàn T.km, so với tháng trước tăng 3,5% về vận chuyển và tăng 3,5% về luân chuyển, so với cùng kỳ năm trước tăng 7,8% về vận chuyển và tăng 7,4% về luân chuyển.
Nguyên nhân sản lượng vận tải hàng hóa tăng là do nhu cầu mua sắm các mặt hàng trang thiết bị, yếu phẩm phục đời sống sinh hoạt, vận chuyển vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất tăng cao.
* Bưu chính, viễn thông:
          Toàn tỉnh ước năm 2012 có 181 điểm hoạt động bưu chính, bán kính phục vụ bình quân 3,5km, đáp ứng 100% số xã đã có điểm phục vụ, cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính cơ bản.
- Số thuê bao điện thoại phát triển mới : Điện thoại di động 29.000 thuê bao. Số thuê bao điện thoại hiện có đến 31/12/2012 ước là 1.686.636 thuê bao. Chia ra: Điện thoại cố định: 146.248 thuê bao; Di động 1.540.388 thuê bao.
          - Số thuê bao Internet phát triển mới: 1.045 thuê bao, nâng tổng số thuê bao Internet toàn tỉnh có đến 31/12/2012 ước là 187.486 thuê bao.
 
VI. TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG:
* Tài chính:
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tháng 12/2012 ước 606 tỷ đồng. Trong đó: Thu từ khu vực kinh tế quốc doanh là 265 tỷ đồng; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 121 tỷ đồng; Thu tiền sử dụng đất là 122 tỷ đồng.
- Tổng chi ngân sách địa phương:  Tổng chi ngân sách địa phương tháng 12/2012 ước thực hiện 401 tỷ đồng, đạt 7% so với Nghị quyết HĐND điều chỉnh. Trong đó: Chi thường xuyên 130 tỷ đồng; chi đầu tư phát triển 284 tỷ đồng.
* Tín dụng:
Tính đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 14.200 tỷ đồng,  tăng 15,75% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm 75,03%; tiền gửi tổ chức kinh tế chiếm 23,44% và tiền gửi khác chiếm 1,53% nguồn vốn huy động.
Tổng dư nợ cho vay ước đạt 15.600 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Các NHTM trên địa bàn tập trung đầu tư tín dụng cho sản xuất kinh doanh, hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu vực nông nghiệp-nông thôn. Tình hình cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên: Dư nợ cho vay doanh nghiệp khoảng gần 5.000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng gần 40% dư nợ tín dụng toàn địa bàn, với khoảng 800 doanh nghiệp còn dư nợ chủ yếu cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh số cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2012 ước trên 13.000 tỷ đồng với 18.500 lượt khách hàng vay vốn, dư nợ đạt gần 6.500 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2011, chiếm 40% dư nợ toàn địa bàn; dư nợ cho vay lĩnh vực xuất khẩu (bao gồm cả dư nợ của Ngân hàng phát triển ) chiếm 1% dư nợ tín dụng.
Ngoài việc tập trung vốn hỗ trợ cho vay các lĩnh vực ưu tiên, các NHTM trên địa bàn còn quan tâm cho vay các thành phần kinh tế khác của tỉnh, thực hiện cho vay nông nghiệp-nông thôn gắn với việc cho vay xây dựng nông thôn mới chiếm tỷ trọng 40% dư nợ nông nghiệp-nông thôn; dư nợ cho vay với hộ nghèo, nước sạch vệ sinh môi trường và các đối tượng chính sách khác ước đạt 1.050 tỷ đồng, tăng 13,64% so với cuối năm 2011. Dư nợ cho vay lĩnh vực không khuyến khích chiếm 3%.
Chất lượng tín dụng: Nợ xấu chiếm 2,8% dư nợ tín dụng, tăng 1,1% so với cuối năm 2011. Nguyên nhân nợ xấu tăng, do sức tiêu thụ của thị trường giảm, hàng tồn kho lớn, sản xuất của nền kinh tế suy giảm, ảnh hưởng đến các hoạt động ngân hàng gặp khó khăn trong thu nợ (gốc, lãi) .
 
B XÃ HỘI :
 1/ Hoạt động văn hoá:
- Công tác tuyên truyền: Trong tháng 12 Ngành Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tập trung tổ chức công tác tuyên truyền các ngày lễ kỷ niệm của đất nước, địa phương và các ngành như: Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Campuchia và Việt Nam - Lào năm 2012; Kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam(18/11/1930 - 18/11/2012); kỷ niệm 40 năm Điện Biên Phủ trên không (1972-2012); Kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2012); Tuyên truyền tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS và dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2012... In ấn 200m2 banner, 792m2 panô, cắt dán 2.105m băng rôn, cắm 1.570 lượt cờ các loại tuyên truyền với nhiều nội dung trong tháng; tuyên truyền xe lưu động được hơn 60 giờ.
 
          - Bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc: Trong tháng tổ chức trưng bày triển lãm hình ảnh tư liệu với chủ đề “Thắm tình hữu nghị Việt Nam - Lào - Campuchia”; trưng bày lưu động ảnh chuyên đề “Hoàng Sa - Trường Sa - Biển đảo Việt Nam”. Thường xuyên duy trì mở cửa các di tích phục vụ khách tham quan, trong tháng đón tiếp 77 đoàn khách trong và ngoài tỉnh với tổng số 4.169 lượt người.
- Nghệ thuật biểu diễn và hoạt động quần chúng: Trong tháng 12, Đoàn Ca múa nhạc tổng hợp tỉnh đã biểu diễn phục vụ nhân các ngày lễ kỷ niệm, phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa. Tổng số chương trình biểu diễn là 13 chương trình, thu hút khoảng 6.800 lượt người xem.
- Hoạt động chiếu bóng:          Trong tháng 12 Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng triển khai 04 đội chiếu bóng lưu động đi chiếu phim phục vụ nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, cán bộ và chiến sĩ bộ đội biên phòng và vùng biên giới được 49 tối chiếu, thu hút khoảng 6.800 lượt người xem.      
- Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình: Trong tháng 12 phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức tuyên truyền Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ; phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh triển khai thực hiện tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015.
- Hoạt động Thư viện: Trong tháng duy trì trao đổi báo, tạp chí địa phương với thư viện các tỉnh miền Đông và Cực Nam Trung Bộ; xử lý sách hồi cố, luân chuyển sách và mở cửa phục vụ phòng truy cập internet do quỹ Bill & Mellinda Gates tài trợ. Trong tháng phục vụ 3.795 lượt bạn đọc (trong đó có 413 lượt bạn đọc thư viện điện tử), luân chuyển 16.910 lượt sách báo.
2/ Thể dục thể thao: Trong tháng phối hợp tổ chức các hoạt động thể thao như giải bóng đá quốc tế Truyền hình tỉnh Bình Phước năm 2012; kỳ thi thăng đẳng môn Taekwondo tỉnh Bình Phước lần I/2012, giải Quần vợt huyện Bù Đăng mở rộng năm 2012. Tham dự giải Vô địch Muay toàn quốc, giải Bóng đá quốc tế truyền hình Bình Phước, giải Vô địch Đấu kiếm Đông Nam Á. Kết quả đạt được: 01 HCV, 03 HCĐ.
          3/ Du lịch: Hoạt động du lịch trong tháng với tổng lượt khách tham quan du lịch trong tỉnh ước đạt 15.335 lượt khách, trong đó, khách nội địa 14.346 lượt và khách quốc tế 1.154 lượt; doanh thu ước đạt 18,34 tỷ đồng.
4/ Công tác Lao động - Việc làm và Dạy nghề:
Đã tư vấn nghề, việc làm cho 1.556 lao động; giới thiệu việc làm cho 45 lao động; giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 497 lao động. Lũy kế đến tháng 12/2012 đã giải quyết việc làm cho 33.409 lao động đạt 113,6% kế hoạch, giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho 2.765 lao động và tổ chức đào tạo nghề cho 7.734 lao động, đạt 140,6% kế hoạch năm (trong đó có 175 lớp đào tạo nghề cho LĐNT với 5.000 học viên).
5/ Công tác Thương binh liệt sĩ - Người có công: Trong tháng giải quyết chế độ mai táng phí cho 14 hồ sơ, ưu đãi học sinh sinh viên cho 107 hồ sơ với số tiền là 467.840.000đồng, 01 hồ sơ CĐHH và trợ cấp cho 48 hồ sơ HĐKC, CCCM một lần.
6/ Công tác xã hội:
Tiếp nhận 13 đối tượng 06/CP và 05/CP vào Trung tâm Chữa bệnh giáo dục - Lao động xã hội, giải quyết tái hoà nhập cộng đồng 17 đối tượng; hiện đang quản lý và chữa bệnh 250 đối tượng (20 đối tượng 05/CP và 230 đối tượng 06/CP). Tổ chức tuyên truyền pháp luật cho 487 lượt học viên; khám và điều trị bệnh cho 1.545 lượt học viên và giải quyết cho 168 lượt thân nhân đến thăm học viên.
 
Nhìn chung ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã có nhiều cố gắng thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em; các lĩnh vực công tác như phòng chống tệ nạn xã hội, quản lý nhà nước về thực hiện Bộ luật lao động được triển khai đồng bộ đạt kết quả tích cực góp phần quan trọng trong đảm bảo đời sống an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
 
7/ Giáo dục:
Tổng kết năm học 2011-2012 toàn tỉnh có 429 trường và 6.558 lớp, so với năm học trước tăng 10 trường và 153 lớp; có 5.878 phòng học, trong đó kiên cố 47,3%, bán kiên cố 48,9%, phòng tạm 3,8%. Trẻ mầm non 5 tuổi ra lớp đạt tỷ lệ 94,32%. Toàn tỉnh có 26/111 xã, phường, thị trấn được huyện, thị xã công nhận phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; 100% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS; học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,7%; tốt nghiệp THPT đạt 99,56%. Có 39 học sinh đạt giải cấp quốc gia, 100 học sinh đoạt giải trong kỳ thi Olympic 30/4. Đặc biệt năm học vừa qua tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp giảm chỉ còn 0,5% (giảm so với các năm trước từ 2-3%).
 
Tình hình khai giảng năm học 2012-2013:
STT
Ngành học
Năm học 2011-2012
Năm học 2012-2013
Trường
Lớp (nhóm)
HS
Trường
Lớp (nhóm)
HS
1
Mầm non
131
1420
37.634
141
1.688
38.064
2
Tiểu học
172
3.487
92.809
173
3.573
92.595
3
THCS
98
1.547
51.563
101
1.770
59.149
4
THPT
32
960
34.536
32
807
27.668
 
Cộng
433
7.414
216.542
447
7.823
217.476
 
* Mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục:
Bước vào đầu năm học 2012-2013, toàn tỉnh có 5.937 phòng học, trong đó có 2.617 phòng học kiên cố, 3.103 phòng học bán kiên cố và 217 phòng học tạm, mượn. Trong toàn tỉnh không còn tình trạng học ca 3, không có phòng học tranh tre, tuy nhiên ở một số nơi vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu phòng học, nhất là ở bậc học mầm non. Tính đến ngày 20/9/2012 đã đầu tư xây dựng mới 06 công trình, đến nay đã giải ngân được khoảng 20,8 tỷ đồng, thanh toán công trình xây dựng chuyển tiếp 2,5 tỷ đồng, thanh toán nợ XDCB 8,1 tỷ đồng.
Sở GD&ĐT tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đến hết tháng 9/2012, toàn tỉnh đã có 45 trường đạt chuẩn quốc gia, gồm: 05 trường Mầm non, 28 trường Tiểu học, 10 trường THCS và 02 trường THPT, đạt tỷ lệ 10,3% so với tổng số trường.
 
8/ Y tế: 
Sốt rét: Trong tháng số ca mắc sốt rét 159 cas, bệnh nhân sốt rét ác tính 00. Không có tử vong. Số mắc sốt rét phần lớn tập trung ở huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng. Không có dịch sốt rét xảy ra.
- Phòng chống sốt xuất huyết: Tổng số mắc SXH trong tháng là 336 ca (Cộng dồn từ đầu năm là 5783 ca). Trong đó, sốt Dengue SXH dengue 5672 ca, Sốt Dengue nặng 111 ca. tử vong 06 ca). Bệnh rải rác ở một số huyện trong tỉnh. Không có dịch xảy ra.
- Phòng chống bệnh tay-chân-miệng: Tổng số mắc 104 ca. Cộng dồn là 1425 ca. tử vong 02 ca.
- Tiêu chảy cấp: Tổng số bệnh nhân tiêu chảy: 247 ca. Không phát hiện bệnh nhân tả mắc trong tháng.
- An toàn vệ sinh thực phẩm: Tổng số bệnh nhân ngộ độc thức ăn 80 ca. Không có vụ ngộ độc thực phẩm lớn xảy ra.
- Phòng chống cúm A/H5N1,H1N1 và các bệnh truyền nhiễm khác:         Tình hình cúm A/H1N1, H5N1 trên địa bàn tỉnh vẫn đang được kiểm soát chặt chẽ, đến nay chưa phát hiện ca bệnh nào. Một số bệnh truyền nhiễm tuy không phát triển thành dịch nhưng số mắc tăng so với cùng kỳ như viêm não vi-rút, viêm não do não mô cầu, lỵ trực trùng, quai bị, viêm gan siêu vi, Rubella, uốn ván…
Về viện phí, Sở Y tế đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua giá thu 447 dịch vụ khám chữa bệnh theo Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29/02/2012 của liên Bộ: Y tế - Tài chính. Hiện nay, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 06/8/2012 và đang chờ UBND tỉnh ban hành Quyết định triển khai thực hiện.
 
Tóm lại: Tình hình kinh tế-xã hội trong tháng ổn định và phát triển, tổng đàn gia súc, gia cầm không ngừng tăng lên; Hoạt động thương mại dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nhân dân; Hoạt động vận tải đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân và vận chuyển hàng hoá; Công tác văn hoá xã hội có nhiều hoạt động thiết thực, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân; Chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên; Công tác khám chữa bệnh vẫn được duy trì tốt; Công tác việc làm, dạy nghề chế độ chính sách cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện kịp thời.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi cũng còn những khó khăn, hạn chế như: doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất; tình hình xuất khẩu giảm, tình hình phá rừng, vi phạm lâm luật vẫn còn diễn biến phức tạp; …
 
Trên đây là một số tình hình cơ bản về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước trong tháng 12 năm 2012.
 
 
Người đăng: NĐN