Chi bộ 1 kể chuyện chuyên đề "Phong cách quần chúng" vào kỳ họp sinh hoạt Chi bộ định kỳ tháng 5/2013

Sinh hoạt Chi bộ định kỳ tháng 5/2013, đ/c Nguyễn Đức Thành kể chuyện chuyên đề về phong cách quần chúng với mẫu chuyện "Những tấm huân chương cao quý".
Trích toàn văn mẫu chuyện của đ/c Thành:

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO PHONG CÁCH QUẦN CHÚNG
TRONG TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Thảo luận về:“ Những tấm huân chương cao quý”
 
Khi nghiên cứu phong cách trong tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí minh, chúng ta nhận thấy rằng phong cách Hồ Chí Minh được biểu hiện trong suy nghĩ, trong tâm tư, trong việc làm và trong đời sống hàng ngày của người. Hồ Chí Minh có rất nhiều phong cách mẫu mực, trong đó: phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh là đặc trưng, mang tính đặc sắc, bền vững lâu dài xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác; là phong cách được thể hiện thông qua thử thách, được tôi luyện qua các giai đoạn lịch sử cách mạng của dân tộc ta; tính hấp dẫn, khả năng áp dụng, vận dụng vào thực tiễn theo phong cách quần chúng của người rất cao.
Nội dung trong phong cách quần chúng của Hồ Chí Minh được thể hiện ở 4 vấn đề:
- Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò vị trí của người dân ( lấy dân làm gốc, coi mình là một bộ phận của nhân dân);
- Trong hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến nhân dân, chăm sóc tận tình mọi mặt cho nhân dân;
- Hồ Chí Minh luôn giáo dục, động viên, đoàn kết quần chúng và đồng bào với các tầng lớp trí thức.
- Hồ Chí Minh luôn biết hy sinh, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
        Tôi xin trình bầy những Câu chuyện về “ Những tấm huân chương cao quý”, để thấy rằng Hồ Chí Minh luôn biết hy sinh, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân:
Chuyện kể rằng:
 - Năm 1963, tại kỳ họp Quốc hội khoá II, đúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 73 ngày sinh của Bác, các đại biểu đã nhất trí đề nghị Quốc hội trao tặng Bác Hồ huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ta. Biết tin ấy, Bác Hồ rất cảm động. Bác nói: “ Tôi vừa nhận được một tin tức làm tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận huân chương ấy. Vì sao? Vì huân chương là để thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội”.
Bác nhắc đến đồng bào miền Nam đang sống khổ, đang anh dũng kiên quyết đấu tranh xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” và xứng đáng được tặng huân chương cao quý nhất, vì những lẽ đó, Bác đề nghị với Quốc hội: “Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hoà bình thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng vui mừng”.
- Năm 1967, Đảng, Chính phủ và nhân dân Liên Xô quyết định tặng Bác Huân chương LêNin – Huân chương cao quý của Nhà nước Xôviết - Nhưng Bác cũng từ chối, hẹn đến ngày đất nước Việt Nam thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà. Nhưng đến ngày vui đại thắng ấy đã không có Bác. Và cho đến lúc đi xa, trên ngực Bác vẫn không một tấm huân, huy chương.
Qua hai câu chuyện kể trên, chúng ta nhận thấy rằng Hồ Chí Minh luôn thể hiện sự tiết kiệm không chỉ cho bản thân mình, mà thực hiện việc đó như một nguyên tắc mà người lãnh tụ phải làm để đảng viên, cán bộ, chiến sĩ học tập và làm theo. Và, như vài mẩu chuyện ở trên, Hồ Chủ tịch đã suốt một đời không màng đến vật chất cao sang, sẵn lòng gửi đi hết và nhận lại không gì cả, Hồ Chí Minh luôn biết hy sinh, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
 
 
                                                                      

Người đăng: PTP