Bản in     Gởi bài viết  
Nâng cao chỉ số cải cách của tỉnh Bình Phước 
Qua thời gian triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh ban hành kèm theo Quyết định 2685/QĐUBND ngày 18/10/2021 của UBND tỉnh, công tác cải cách hành chính đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, kết quả cải cách hành chính ở một số ngành, địa phương vẫn còn chậm và thể hiện tại kết quả các Chỉ số năm 2021 của tỉnh đều có thứ hạng giảm so với các tỉnh, thành phố. Điều này đã được Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính, Bộ Nội vụ Phạm Minh Hùng phân tích tại Hội thảo Cải thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh ngày 08/7/2022.
Trong đó, đánh giá về sự đồng thuận trong hệ thống hành chính qua kết quả điều tra xã hội học chưa cao
- Đánh giá về Quy chế làm việc của UBND tỉnh;
- Sắp xếp, tổ chức bộ máy;
- Chính sách thu hút tài năng và phân cấp quản lý Nhà nước.
Bên cạnh đó, tại Hội thảo Vụ trưởng Vụ cải cách hành chính đã đưa ra 08 khuyến nghị để triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính đối với tỉnh.
Nhằm khắc phục một số tồn tại hạn chế đã được chỉ ra trong công tác cải cách hành chính thời gian qua, tại văn bản 2544/UBND-NC ngày 14/9/2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã yêu cầu:
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xác định công tác cải cách hành chính là công việc thường xuyên và liên tục, thể hiện vai trò nêu gương trong chấp hành thực hiện cải cách hành chính; chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thống nhất việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong phạm vi quản lý; triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị; đồng thời, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện cải cách hành chính, chỉ số cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương gắn với công tác đánh giá, xếp loại hàng năm.
- Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Giảm mức thấp nhất hồ sơ trễ hạn giải quyết cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm việc xin lỗi người dân, tổ chức, doanh nghiệp khi để hồ sơ trễ hạn giải quyết.
 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách hành chính để nâng cao sự đồng thuận trong hệ thống hành chính (Lãnh đạo cấp sở, lãnh đạo cấp phòng hoặc tương đương của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; đại biểu HĐND tỉnh; lãnh đạo UBND cấp huyện) và sự ủng hộ, đồng thuận của người dân.
- Chủ động rà soát các quy định về thủ tục hành chính để kịp thời tham mưu công bố sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
2. Văn phòng UBND tỉnh
- Phối hợp với các sở, ban, ngành rà soát Bộ thủ tục hành chính của các sở, ngành với Bộ thủ tục hành chính của Bộ, ngành Trung ương để tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh.
- Theo dõi, kiểm tra, kiểm soát tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cấp trên địa bàn tỉnh qua Cổng Dịch vụ công và Hệ thống Thông tin một cửa điện tử tỉnh. - Khẩn trương tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế làm việc của UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026.
3. Sở Nội vụ
- Chủ động, bám sát nhiệm vụ chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nội vụ về công tác cải cách hành chính tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh các văn bản chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính kịp thời, hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu UBND tỉnh triển khai điều tra xã hội học; khảo sát sự hài lòng của người dân tổ chức trong giải quyết thủ tục hành chính; báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm kết quả cải cách hành chính năm 2022 của tỉnh phục vụ xác định Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) khi Bộ Nội vụ yêu cầu.
- Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện Bộ Chỉ số cải cách hành chính cấp sở; Bộ Chỉ số cải cách hành chính cấp huyện và Bộ Chỉ số cải cách hành chính cấp xã. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn năm 2022 đảm bảo khách quan, hiệu quả.
- Tiếp tục nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, chính sách thu hút tài năng, phân cấp quản lý nhà nước cho phù hợp.
- Căn cứ kết quả cải cách hành chính hàng năm tham mưu UBND tỉnh đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và làm tiêu chí để đánh giá, bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng tập thể, cá nhân.
4. Đài Phát thanh
- Truyền hình và Báo Bình Phước - Mở chuyên mục cải cách hành chính nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin cung cấp về các nhiệm vụ, những hạn chế, nguyên nhân và giải pháp công tác cải cách hành chính.
- Tuyên truyền rộng rãi cho người dân, doanh nghiệp để hiểu, có sự nhìn nhận đúng về những nỗ lực và kết quả đạt được trong công tác cải cách của chính quyền; từ đó có sự đồng lòng chung tay, hiến kế thực hiện công tác cải cách hành chính của tỉnh, đồng thời có sự đánh giá đúng thực chất, khách quan kết quả thực hiện công tác này khi tham gia trả lời phỏng vấn, điều tra xã hội học xác định chỉ Papi, chỉ số Sipas.
5. Đề nghị Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban HĐND tỉnh.
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh để các đại biểu HĐND tỉnh nắm được các nỗ lực của chính quyền và những kết quả đã đạt được, từ đó có sự nhìn nhận, đánh giá tích cực hơn đối với sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác cải cách hành chính, nhằm góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh trong năm 2022.
Nguồn: UBNN
Người đăng: V.H
[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)