• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
CPI năm 2014 có thể ở mức 6% 

(Chinhphu.vn) - Diễn biến CPI tháng 6/2014 là tín hiệu khả quan để cả năm có thể thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch đề ra (khoảng 7%), thậm chí có thể còn tăng thấp hơn 6%, thấp nhất từ 2004 đến nay và đây là năm thứ 3 liên tục CPI tăng chậm lại.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 6 (tăng 0,3% so với tháng 5) tuy tăng cao hơn so với tốc độ tăng bình quân 1 tháng trong 5 tháng đầu năm (0,18%), nhưng vẫn thuộc loại thấp. Tháng 6/2014 so với tháng 12/2013, CPI tăng 1,38%, thấp nhất so với con số tương ứng của cùng kỳ từ năm 2002 đến nay (bình quân tăng 5,91%).

Nếu tính theo năm như thông lệ quốc tế, tức là CPI tháng 6 năm nay so với tháng 6 năm trước, tăng 4,98%, cũng thấp so với con số tương ứng của nhiều tháng trước đó; bình quân 6 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng 4,77%.

Như vậy, dù nhận diện dưới góc  độ nào, thì CPI tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2014 cũng thuộc loại thấp so với các chỉ số tương ứng của các tháng trước và cùng kỳ các năm trước.

Diễn biến CPI 6 tháng đầu năm 2014
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Việc tăng thấp của CPI tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2014 được xét theo các yếu tố khác nhau.
Giá  nhập khẩu tính bằng USD nhìn chung giảm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ giá VND/USD cơ bản ổn định (tháng 6/2014 so với tháng 12/2013 tăng 0,32% và bình quân 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước chỉ tăng 0,73%. Do vậy, giá hàng nhập khẩu tính bằng VND tăng thấp, có loại còn giảm. Lãi suất vay ngân hàng đã giảm từ 1-2% so với cùng kỳ.
Yếu tố cầu kéo cũng có hai điểm lưu ý. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước về quy mô tuyệt đối có cao lên qua các tháng, nhưng cộng dồn so với cùng kỳ năm trước theo giá thực tế 5 tháng vẫn còn giảm 0,1%. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP tiếp tục thấp hơn cùng kỳ năm trước và thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch cả năm. Một bộ phận người tiêu dùng vẫn tiếp tục “thắt lưng buộc bụng”, nên tỷ lệ tiêu dùng cuối cùng/GDP đã giảm nhanh trong các năm trước, có thể không tăng, thậm chí còn tiếp tục giảm trong năm nay.
Về tiền tệ, tín dụng, yếu tố tác động trực tiếp đối với CPI, năm nay tiếp tục lặp lại cùng kỳ mấy năm trước, tức là tốc độ tăng vốn huy động cao gấp nhiều lần tốc độ tăng dư nợ tín dụng.
Diễn biến này là tín hiệu khả quan để cả năm có thể thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch đề ra (khoảng 7%), thậm chí  có thể còn tăng thấp hơn 6%, thấp nhất từ 2004 đến nay và đây là năm thứ 3 liên tục tăng chậm lại.
Tuy nhiên, để thành công đó được trọn vẹn hơn, cần quan tâm đến hai vấn đề quan trọng tưởng như ngược nhau.
Thứ nhất, tuy CPI tăng thấp nhưng tốc độ tăng tính theo năm như thông lệ quốc tế vẫn còn cao gấp đôi tốc độ tăng theo mục tiêu của các nền kinh tế phát triển (trên dưới 2,5%/năm). Do đó, vẫn cần chú ý việc kiểm soát lạm phát. Hơn nữa, phải đề phòng sự cộng hưởng giữa yêu cầu phục hồi đầu tư, tiêu dùng vào cuối năm; giữa việc điều chỉnh tỷ giá mới đây của Ngân hàng Nhà nước; giữa việc điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ theo lộ trình giá thị trường…
Thứ hai, lạm phát thấp có một phần do tổng cầu và do tốc độ tăng dư nợ tín dụng thấp trong khi yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao lên. Vì vậy cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.
 
 
Minh Ngọc
Nguồn: chinhphu.vn
Người đăng: T.An

[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)