• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
Không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh 
(Chinhphu.vn) – Đây là một trong số nhiều nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi trình Quốc hội chiều 10/11.
Dự kiến Luật Doanh nghiệp sửa đổi sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 26/11 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.

Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, doanh nghiệp phải đăng ký ngành, nghề kinh doanh và sau đó, được quyền kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp chỉ được quyền tự do kinh doanh những ngành, nghề ghi trong Giấy chứng nhận, khi muốn bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh đã đăng ký thì ngoài việc phải thực hiện đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý có thẩm quyền trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp còn phải tiến hành thủ tục bổ sung, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trong Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định "quy định này chỉ mang tính thủ tục hành chính, gây phiên hà không cần thiết và gây rủi ro cho doanh nghiệp”. Do đó, đề nghị không ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cùng với nguyên tắc doanh nghiệp được đầu tư, kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật không cấm (được quy định trong dự thảo Luật Đầu tư sửa đổi trình Quốc hội cùng ngày), quy định nói trên sẽ góp phần bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân.
Tuy nhiên, theo quy định của dự án Luật, doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ kê khai ngành, nghề dự kiến kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; thông báo với Cơ quan đăng ký doanh nghiệp khi thay đổi ngành, nghề kinh doanh và thực hiện báo cáo hằng năm với cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có nội dung về ngành, nghề đang kinh doanh.
 
Xem chi tiết dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi tại đây
DN có thể có nhiều người đại diện
Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định thống nhất với Bộ luật Dân sự hiện hành về pháp nhân chỉ có một người đại diện theo pháp luật. Dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi) và dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) hiện đang dự kiến sửa đổi theo hướng cho phép doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật.
Đồng thời, dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bổ sung quy định rõ hơn về nội dung đại diện của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng với phạm vi rộng về đại diện như quy định trong Luật, quy định về doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật sẽ tạo điều kiện pháp lý tốt hơn cho doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động kinh doanh.
Dự án Luật quy định công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có quyền tự chủ quyết định về việc có nhiều người đại diện theo pháp luật; số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của những người đại diện theo pháp luật của công ty phải được ghi rõ trong Điều lệ.
 
DN tự quyết về con dấu
Trong quá trình thảo luận, có ý kiến đề nghị bỏ quy định doanh nghiệp phải có con dấu nhằm giảm phiền hà cho doanh nghiệp; gần đây, ở nhiều quốc gia, doanh nghiệp không dùng con dấu trong quá trình hoạt động.
Tuy nhiên, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng với tập quán, thói quen sử dụng con dấu và điều kiện hạ tầng kỹ thuật ở nước ta, trong thời gian tới vẫn cần giữ quy định về doanh nghiệp phải có con dấu riêng, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng và lưu giữ con dấu; việc thay con dấu bằng chữ ký, chữ ký điện tử sẽ được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng khi có đủ điều kiện thích hợp.
Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự án Luật quy định về con dấu của doanh nghiệp theo hướng cải cách thủ tục hành chính; theo đó, doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải bảo đảm nội dung con dấu thể hiện tên, mã số doanh nghiệp. Mẫu con dấu được doanh nghiệp thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Con dấu của doanh nghiệp được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu. Trường hợp giao dịch với các đối tác không sử dụng dấu thì doanh nghiệp Việt Nam cũng không bắt buộc sử dụng dấu mà các bên giao dịch xác định giá trị pháp lý văn bản căn cứ vào chữ ký của người có thẩm quyền giao dịch.

 

Nguồn: chinhphu.vn

Người đăng: T.An

[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)