• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
Tình hình thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh – Đầu tư nước ngoài đóng góp vào tăng trưởng kinh tế địa phương

Qua hơn 13 năm kể từ thời điểm tái lập tỉnh, Bình Phước đã đạt được những thành tựu khá thuyết phục về kinh tế và xã hội; Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 13.2% giai đoạn 2006 – 2010, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 470 USD năm 2005 lên 1.028 USD trong năm 2010 và tỷ lệ nghèo giảm từ 4% năm 2005 (theo chuẩn cũ) nay đạt 4% vào năm 2010 (theo chuẩn mới); Trong những năm qua, Bình Phước luôn được đánh giá là tỉnh có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đồng thời có thành tích giảm nghèo nhanh so với toàn quốc.

 

Thành tựu trên đây là dấu hiệu tốt của quá trình áp dụng tốt và phù hợp công tác chuyển dịch kinh tế và là kết quả của các chính sách quản lý và thu hút các nguồn đầu tư mà Bình Phước đã và đang thực hiện trong thời gian qua, đặc biệt là nguồn đầu tư nước ngoài (FDI).
I. Tình hình thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
1. Tình hình đầu tư trong nước.
Chỉ tính riêng quý I năm 2011, toàn tỉnh có tổng số 81 doanh nghiệp trong nước được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, với tổng vốn đăng ký đạt 947,90 tỷ đồng, nâng lũy kế tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm cuối quý I năm 2011 đạt tổng số 2.999 doanh nghiệp và nâng tổng số vốn đăng ký đạt 20.951tỷ đồng.
Trong đó:

STT
Loại hình doanh nghiệp
Tổng số doanh nghiệp đăng ký
Tổng vốn đăng ký    (tỷ đồng)
01
DNTN
984
1.653,22
02
Công ty TNHH một thành viên
925
4.523,46
03
Công ty TNHH hai thành viên
860
4.681,51
04
Công ty Cổ phần
203
9.744,41

* Một số kết quả đạt được của khu vực ngoài quốc doanh trong 2010.
Về sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 4.415,21 tỷ đồng, tăng 21,14% so với cùng kỳ và đạt 102,68% so với lế hoạch, trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ 50%, tương ứng 2.210,24 tỷ đồng, tăng 11,99%.
Sản phẩm công nghiệp chủ yếu bao gồm: hạt điều nhân 47.000 tấn (tăng 10,17%), đá các loại đạt 603.400m3 (tăng 15,37%), mặt bàn gỗ xuất khẩu 600.000 cái (tăng 36,36%), xi măng 300.000 tấn, clinker 810.000 tấn (cùng kỳ không thực hiện).
Về hoạt động thương mại xuất nhập khẩu: Tổng kim ngạch xuất khẩu 506,4 triệu USD (tăng 42,79% so với cùng kỳ), trong đó khu vực ngoài quốc doanh đạt 256,08 triệu USD (tăng 31,66% và chiếm 50% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh).
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu bao gồm: hạt điều nhân 20.543 tấn, đạt giá trị 119,78 triệu USD (tăng 10,23% về số lượng và tăng 32,97% về giá trị); mủ cao su 80.488 tấn, đạt giá trị 255,27 triệu USD (giảm 1,22% về số lượng nhưng tăng 66,85% về giá trị); sản phẩm bằng gỗ 16,48 triệu USD (tăng 104,60% so với cùng kỳ).
2. Tình hình đầu tư nước ngoài.
Trong quý I năm 2011 toàn tỉnh cấp mới được 04 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là 23.15 triệu USD. Trong đó:
+ Trong KCN: 03 dự án, vốn đăng ký 22,15 triệu USD. 
+ Ngoài KCN: 01 dự án, vốn đăng ký 01 triệu USD.
Như vậy, tính đến ngày 31/3/2011, toàn tỉnh có 85 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, vốn đăng ký đạt 662 triệu USD.
- Ngoài khu công nghiệp là 21 dự án với tổng vốn đăng ký là 249 triệu USD.
- Trong khu công nghiệp là 64 dự án với tổng vốn đăng ký là 413 triệu USD (bao gồm các dự án đầu tư hạ tầng KCN).
Nhìn chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội. Hầu hết các tỉnh, địa phương đều quan tâm chú trọng nhiều vào việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Thực vậy, FDI được coi là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung vốn đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Đồng thời,tạo cơ hội cho nền công nghiệp sản xuất của cả nước nói chung và Bình Phước nói riêng tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng quản lý và trình độ lao động (cải thiện chất lượng nguồn nhân lực) … góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp địa phương và cuối cùng là đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung.
3. Một số đặc điểm của nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương.
Thứ nhất, về qui mô vốn trên một dự án,nhìn chung các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đều có qui mô vừa và nhỏ, trung bình cho cả giai đoạn 1997-2011 chỉ ở mức 7.5 triệu USD/dự án.
Hai là, về hình thức sở hữu,do quy định của Luật Đầu tư ngày càng có xu hướng thông thoáng, hầu hết các doanh nghiệp FDI hiện nay hoạt động dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, khác với trước đây dưới loại hình liên doanh. Tính đến cuối tháng 3 năm 2011, số dự án liên doanh chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ 01/85 dự án.
Ba là, về cơ cấu đầu tư theo ngành,các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Tính đến cuối năm 2010 cho thấy các dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm tỷ lệ cao nhất 78% trên tổng vốn đăng ký (72 dự án, 516.9 triệu USD); ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn chỉ khoảng 3.5% (07 dự án, 23.56 triệu USD); ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỷ lệ khoảng 03% (05 dự án, 21.7 triệu USD)là ngành thu hút được ít nhất dự án FDI, kể cả số dự án và vốn đăng ký. Đáng chú ý, hiện nay số dự án FDI vào ngành công nghiệp chế biến và định hướng xuất khẩu đã tăng nhanh, góp phần tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong những năm gần đây. Cụ thể, giai đoạn 2001 – 2005, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5.34%trên tổng kim ngạch xuất khẩu của địa phương 190 triệu USD; trong khi đó, giai đoạn 2006 – 2010 đạt 18.2% trên tổng kim ngạch xuất khẩu (505.6 triệu USD).
Bốn là, về địa bàn đầu tư, cho đến nay các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hầu hết đã có mặt ở các huyện, thị của tỉnh. Phần lớn các dự án FDI tập trung vào các khu công nghiệp tập trung, nơi có điều kiện hạ tầng cơ sở thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có trình độ kỹ năng. Riêng Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tính đến cuối tháng 3 năm 2011 đã thu hút 39/64 dự án đầu tư trong KCN, với số vốn đăng ký đạt 287 triệu USD, chiếm tới 69% tổng vốn FDI đăng ký của cả trong và ngoài KCN, và chiếm 43.3% trên tổng số dự án toàn tỉnh.
Năm là, theo đối tác đầu tư, đến nay đã có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Bình Phước, trong đó Hàn quốc, Đài Loan là những nhà đầu tư lớn nhất, chiếm khoảng 90% tổng số dự án. Hầu như chưa có thay đổi đáng kể về cơ cấu FDI theo đối tác và các nước Châu Á vẫn là nhà đầu tư lớn nhất cả về tỷ trọng số dự án và tỷ trọng vốn đăng ký, trong khi các đối tác từ châu Âu và Châu Mỹ giữ vị trí khiêm tốn hơn với tỷ lệ tương ứng 07%.
II. Đóng góp của dòng FDI vào phát triển KT-XH địa phương.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế tỉnh nhà; Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán; đồng thời khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã đóng góp quan trọng vào GDP với tỷ trọng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, FDI đã góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá), đóng góp cho ngân sách địa phương và tạo việc làm cho một bộ phận lao động; FDI có vai trò trong chuyển giao công nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; Các dự án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của người lao động làm việc trong các dự án FDI.
1. FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế.
Có thể nói rằng, kể từ thời điểm tách tỉnh 1997, Bình Phước với xuất phát điểm rất thấp so với các tỉnh trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, do vậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp nhu cầu đầu tư cho phát triển.
Giai đoạn từ 1997 – 2001, hầu như tỷ lệ tỷ trọng của FDI trong tổng đầu tư xã hội là rất thấp, không đáng kể; đến giai đoạn 2001 – 2005, tỷ trọng của FDI trong tổng đầu tư xã hội tăng dần, đạt khoảng 1,2% và đến giai đoạn 2006 – 2010 là mức cao nhất với tỷ trọng đạt 5,1% trong tổng đầu tư toàn xã hội; trong suốt thời gian hơn một thập niên qua, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP.
2. FDI góp phần nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu.
Như đã đề cập ở phần trên, FDI vào tỉnh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, nhờ đó, trong mấy năm qua Bình Phước đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng như điện tử, chế biến gỗ, dệt may, xây dựng hạ tầng … Năm 2010, khu vực có vốn FDI đóng góp tới 20.65% trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp địa phương (45,65 triệu USD), trong khi tỷ lệ này chỉ là 12.26%năm 2005.
Nhìn chung, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn FDI luôn duy trì ở mức cao; năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực này tuy cao, đạt 12.26% nhưng thấp hơn rất nhiều so mức chung của toàn ngành, chủ yếu do tốc độ tăng rất cao của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước 59.35%. Trong năm 2010, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI luôn giữ mức cao. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 9.29 triệu USD, trong khi đó năm 2010, con số này đã là 92.63 triệu USD, tăng gấp 10 lần so với năm 2005. Riêng khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị xuất khẩu, từ 5.34% năm 2005 lên 18.3% năm 2010. Tuy nhiên, mặc dù FDI có tỷ trọng xuất khẩu cao song giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn FDI không cao; Sở dĩ như vậy vì các dự án FDI trong công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây chuyền lắp ráp có qui mô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính.
3. FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực.
Hiện tại, các dự án có vốn FDI trên địa bàn tỉnh đang sử dụng khoảng 7.598 lao động, chỉ chiếm 5.4% tổng lao động có việc làm tại địa phương (136.000 lao động) so với tỷ trọng này năm 2006 khoảng 01%. Điều đó cho thấy FDI vẫn xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung sử dụng nhiều lao động. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến; Đặc biệt, một số chuyên gia trong nước làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ quản lý doanh nghiệp và điều khiển các qui trình công nghệ hiện đại.
Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn gián tiếp tạo thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao động trong các ngành công nghiệp phụ trợ tại địa phương với điều kiện tồn tại mối quan hệ mua bán nguyên vật liệu hoặc hàng hóa trung gian giữa các doanh nghiệp này.
4. FDI đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Cùng với sự phát triển, khu vực có vốn FDI đóng góp ngày càng tăng vào nguồn thu ngân sách của địa phương. Theo số liệu thống kê, năm 2010, khu vực FDI đóng góp khoảng 1,54 triệu USD vào ngân sách Nhà nước, tăng 2.2 lần so với năm 2005 (tương ứng 0.72 triệu USD).
Tính riêng giai đoạn 2006 – 2010, khu vực này đóng góp vào ngân sách trung bình ở mức khoảng 1.2 %; Tỷ trọng đóng góp nhỏ là do các doanh nghiệp FDI được hưởng chính sách khuyến khích của Chính phủ thông qua miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu hoạt động (đặc biệt Bình Phước là địa điểm doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi khá cao).
[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)