• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
Nghị định lựa chọn nhà đầu tư: Siết chặt để mở rộng cơ hội đầu tư 

Sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm để tìm kiếm cơ hội trong tất cả các ngành lĩnh vực, kể cả trong lĩnh vực đầu tư công, là một đặc tính vốn có của mỗi nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải tính toán, cân nhắc giữa 2 yếu tố là rủi ro và lợi nhuận cho mỗi đồng vốn bỏ ra. Và tất nhiên, một môi trường đầu tư có mức độ rủi ro cao, không ổn định thì rất khó, thậm chí không thể, thu hút được nhà đầu tư tham gia.

IMG
Việc ban hành Nghị định số 30/2015/NĐ-CP là một minh chứng cho những nỗ lực tạo môi trường ổn định, cạnh tranh và minh bạch trong lĩnh vực đầu tư công
 Ảnh: Lê Tiên
 
Hiểu được tầm quan trọng của việc tạo lập môi trường đầu tư ổn định và bền vững đối với hoạt động thu hút đầu tư, trong tháng 2 và tháng 3 năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP  về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, với nỗ lực tạo môi trường ổn định, cạnh tranh và minh bạch trong lĩnh vực đầu tư công.
 
Môi trường đầu tư minh bạch đồng nghĩa với việc loại bỏ khép kín trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ “ngại” tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường khi biết rõ đối thủ của mình là nhà đầu tư “ruột” của bên mời thầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giữa các tổ chức này có quan hệ với nhau về tài chính hoặc về mặt tổ chức. Nghiên cứu Nghị định số 30/2015/NĐ-CP cho thấy, quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu là giải pháp để giải quyết vấn đề không độc lập về pháp lý và tài chính giữa các bên. 
 
Trước hết, nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu cũng như các đơn vị tư vấn cho bên mời thầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư, do các đối tượng này là đơn vị thực hiện việc lập, thẩm định, đánh giá các nội dung trong lựa chọn nhà đầu tư cũng như ký kết hợp đồng với nhà đầu tư. 
 
Để làm rõ hơn thế nào là độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính giữa các đối tượng này, Nghị định số 30/2015/NĐ-CP đã đưa ra quy định cụ thể về các điều kiện để xác định sự độc lập về pháp lý và tài chính giữa các bên như: không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp hay nhà đầu tư tham dự thầu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu không có cổ phần hoặc vốn góp trên 30% của nhau. Riêng với các đối tượng là nhà thầu tư vấn nêu trên, mức cổ phần hoặc vốn góp còn được quy định chặt hơn, chỉ là trên 20% của nhau.
 
IMG
Các quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, về ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư sẽ tạo niềm tin và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào các dự án đầu tư công
 Ảnh: LTT
 
Không chỉ độc lập với các đối tượng trên, nhà đầu tư tham dự thầu còn phải độc lập với cả nhà thầu tư vấn lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với dự án PPP nhóm C là nhà thầu tư vấn lập, thẩm định đề xuất dự án). Đây là một đặc điểm riêng có trong lựa chọn nhà đầu tư PPP, do đối tượng này cũng là đơn vị đã nắm rõ “đề bài”, nếu không độc lập sẽ không công bằng với các nhà đầu tư khác tham dự.  
 
Với đặc thù của dự án PPP là cho phép nhà đầu tư mà đề xuất dự án được lập báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc đề xuất dự án đối với dự án PPP nhóm C), nên nhà đầu tư này hoàn toàn được phép tham dự thầu, song vẫn phải độc lập với bên mời thầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu,... Tuy nhiên, không phải độc lập với nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc đề xuất dự án đối với dự án PPP nhóm C).
 
Không những được tham dự thầu, để bù đắp, ưu đãi cho nhà đầu tư này do đã đưa ra ý tưởng và bỏ công sức, thời gian trong việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi (hoặc đề xuất dự án đối với dự án PPP nhóm C), Nghị định số 30/2015/NĐ-CP cũng quy định nhà đầu tư này sẽ được hưởng ưu đãi trong lựa chọn. Việc ưu đãi ở đây chỉ nhằm để so sánh, xếp hạng nhà đầu tư và mức ưu đãi không quá cao, chỉ bằng 5% giá dịch vụ, vốn góp của Nhà nước… tùy theo các phương pháp áp dụng trong đánh giá về tài chính - thương mại (phương pháp giá dịch vụ, phương pháp vốn góp của Nhà nước, phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước hoặc phương pháp kết hợp).
 
Với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhàđầu tư nước ngoài, siết chặt các quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu, đồng thời quy định rõ ràng về ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư sẽ tạo dựng niềm tin vững chắc cũng như khuyến khích cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư công. 
 
 
 
Trần Quang - Phòng ĐT
Nguồn: muasamcong.vn
Người đăng: T.An
 
[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)