• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bù Gia Mập thời kỳ đến năm 2020

Ngày 30/9/2011 UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 2170/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đến năm 2020 với các mục tiêu và những định hướng phát triển chủ yếu như sau:

 

I. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng Bù Gia Mập trở thành huyện có kinh tế phát triển, xã hội công bằng và văn minh, đảm bảo vững chắc về an ninh quốc phòng, gia tăng phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế huyện.
- Khai thác tốt nhất những tiềm năng và lợi thế, phát huy nội lực, tạo môi trường thật sự hấp dẫn nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
- Phát triển kinh tế - xã hội huyện Bù Gia Mập phải trên cơ sở phát triển nông nghiệp toàn diện, sớm tạo nên sự cân đối, mở rộng dịch vụ - thương mại, công nghiệp chế biến, đưa Bù Gia Mập trở thành huyện vững mạnh ở vị trí chiến lược của tỉnh và cả nước.
Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (VA) bình quân giai đoạn (2011-2020) là 12,53%/năm, trong đó (2011 - 2015) là 12,45%/năm, (2016-2020) là 12,6%/năm (theo giá cố định 1994).
- Cơ cấu kinh tế : Tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại dịch vụ, giảm dần Nông lâm ngư nghiệp. Cụ thể như sau (tính theo giá thực tế dự báo):
                   
                                                                                     Tổng giá trị tăng thêm (VA) và cơ cấu GTTT huyện Bù Gia Mập

Hạng mục
TH. 2010
QH. 2015
QH. 2020
I. Tổng GTTT (VA),   (triệu đồng)
 
 
 
Giá so sánh 1994
872.757
1.569.561
2.841.051
1. Nông lâm ngư nghiệp
563.557
807.405
1.092.465
2. Công nghiệp - xây dựng
168.400
444.038
1.035.209
3. Dịch vụ
140.800
318.118
713.377
Giá thực tế
2.215.805
4.308.966
8.875.054
1. Nông lâm ngư nghiệp
1.487.033
2.459.603
4.312.363
2. Công nghiệp - xây dựng
356.946
1.022.255
2.494.488
3. Dịch vụ
371.826
827.108
2.068.203
II. Cơ cấu GTTT (%)
 
 
 
Giá thực tế
100,00
100,00
100,00
1. Nông lâm ngư nghiệp
67,11
57,08
48,59
2. Công nghiệp - xây dựng
16,11
23,72
28.11
3. Dịch vụ
16,78
19,20
23.30
III. Mức tăng trưởng (%/năm)
2011-2015
2016-2020
2011-2020
                    Tổng số
12,45
12,60
12,53
1. Nông lâm ngư nghiệp
7,46
6.23
6,84
2. Công nghiệp - xây dựng
21,40
18,45
19,91
3. Dịch vụ
17,71
17,53
17,62
- Tổng dân số TB (người)
159.320
168.300
176.800
- VA/người (giá TT)   triệu đồng
15,20
25,60
50,20
- VA/người (giá 1994) triệu đồng
5,80
9,33
16,07

- Giá trị tăng thêm (theo giá thực tế) BQ đầu người năm 2015 là 25,6 triệu đồng, tương đương: 1.370 USD, năm 2020 là 50,2 triệu đồng, tương đương 2.400 USD.
- Tỷ lệ huy động VA vào ngân sách huyện 9-10%/ năm.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 25-30% năm 2015 và khoảng 40% vào năm 2020.
- Năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo khoảng 5,6% (tiêu chí mới) và năm 2020 còn dưới 3%.
- Phổ cập THCS theo chuẩn quốc gia năm 2011, đến năm 2015 sẽ có 20% trường đạt chuẩn quốc gia, năm 2020 có 70% trường đạt chuẩn quốc gia.
- Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia 2015 là 100%.
- Tỷ lệ hộ sử dụng điện năm 2015 là : 90% và năm 2020 là: 98%.
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch năm 2015 là: 85% (khu vực đô thị 100) và năm 2020 là : 95%.
- Đến năm 2015 phấn đấu đạt 2 xã nông thôn mới (theo 19 tiêu chí của Chính phủ) thực hiện Nghị quyết 26-TW về “Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn”
II. Định hướng phát triển một số ngành và lĩnh vực chủ yếu.
Dựa vào hiện trạng và các lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bù Gia Mập hiện nay và trong tương lai thì việc xác định định hướng phấn đấu của ngành, lĩnh vực là có căn cứ khoa học, vừa phát huy được tính tích cực, sát với khả năng thực tế của địa phương, vừa phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời kỳ 2006 - 2020, cụ thể:
1. Ngành nông – lâm nghiệp, thủy sản:
Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển toàn diện, sớm hình thành các vùng chuyên canh (cây công nghiệp, cây ăn quả, rau thực phẩm, chăn nuôi gia súc gia cầm), nuôi cá nước ngọt, khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, nguồn nước và nguồn nhân lực. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, thâm canh tăng năng suất và tăng chất lượng nông sản hàng hóa, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Nông nghiệp phải lấy mục tiêu cung cấp nông sản xuất khẩu, phục vụ du lịch, các khu đô thị lớn với các sản phẩm chất lượng cao (thịt, trứng), rau an toàn.
Ngành nông nghiệp: Tăng trưởng GTSX nông nghiệp (giá 1994) bình quân giai đoạn: 2011- 2015 là: 6,35%/năm, trong đó : trồng trọt là: 5,79%/năm và chăn nuôi là: 10,53%/năm. Giai đoạn (2016- 2020) là: 5,85%, trong đó: trồng trọt là 5,39%/năm và chăn nuôi là: 9,16%/năm, nếu tính suốt giai đoạn 2011-2020 tăng 6,1%/năm (trồng trọt 5,59%/năm và chăn nuôi 9,85%/năm).
- Cơ cấu GTSX nội bộ ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp (theo giá thực tế):
                    Chuyển dịch cơ cấu GTSX nội bộ ngành nông nghiệp      (Đơn vị tính: %)

Hạngmục
 TH - 2010
QH - 2015
QH - 2020
1. Trồng trọt
82,86
79,73
73,89
2. Chăn nuôi
14,23
16,86
21,85
3. Dịch vụ nông nghiệp
2,91
3,41
4,26

Ngành lâm nghiệp: Nâng cao năng lực phòng hộ đầu nguồn, tăng độ che phủ cải thiện điều kiện môi trường, giữ gìn nguồn nước, cải tạo và bảo vệ đất phục vụ sản xuất và đời sống. Phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học trên cơ sở gắn kết tài nguyên rừng và các tài nguyên tự nhiên với cảnh quan thiên nhiên. Bảo tồn tính đa dạng sinh học và các giá trị độc đáo của những tài nguyên thực vật và động vật rừng của vườn quốc gia Bù Gia Mập.Gắn phát triển kinh tế rừng với bảo đảm an ninh quốc phòng, đồng thời xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.
                        Chỉ tiêu phát triển đất lâm nghiệp đến năm 2015 và 2020.
                                                                                                                 Đơn vị tính: Ha                      

Đơn vị xã
Tổng số (ha)
Đất có rừng sản xuất
Đất có rừng phòng hộ
Đất có rừng đặc dụng
1- Xã Bù Gia Mập
30.412
4.002
3.408
23.002
2- Xã Phú Văn
4.086
2.004
2.082
 
3- Xã Phú Nhĩa
3.305
982
2.323
 
4- Xã Đăk Ơ
13.089
6.356
3.747
2.986
Tổng cộng
50.892
13.344
11.560
25.988

Ngành thủy sản: Phát triển nuôi thủy sản trên diện tích ao hồ đã có, đồng thời tăng khả năng theo hướng nuôi lồng bè, gia tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa và thu nhập trên một đơn vị diện tích. Sản lượng thủy sản đến năm 2015 đạt 2.447 tấn, đến năm 2020 đạt 3.717 tấn.
2. Ngành công nghiệp - xây dựng:
Phát triển Công nghiệp - TTCN trên cơ sở hỗ trợ ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, tập trung vào công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản (mộc dân dụng, đồ gỗ xuất khẩu,…), chế biến TAGS, tận dụng tốt nhất nguồn nguyên liệu tại chỗ (cao su, điều, trái cây các loại, bắp, khoai mỳ), sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất công cụ cầm tay và mở thêm một số ngành công nghiệp cần nhiều lao động như : may mặc, sản xuất dày da…vv.
Tốc độ tăng GTSX công nghiệp - xây dựng, giai đoạn 2011-2020 là 17,55%/năm, chia ra giai đoạn (2011-2015) là: 19,75%/năm, trong đó: Ngành công nghiệp - TTCN có tốc độ tăng: 20,1%/năm, giai đoạn (2016- 2020) là: 15,38%/năm, trong đó công nghiệp – TTCN tăng 15,53%/năm (theo giá so sánh 1994).
GTSX ngành công nghiệp - TTCN năm 2015 chiếm 35,12%, đến năm 2020 là: 42,22% trong tổng GTSX toàn huyện (theo giá thực tế dự báo).
Quỹ đất quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp - TTCN và dịch vụ kết hợp là: 421,84 ha, trong đó:
- Các cụm đã triển khai là 115,76 ha, bao gồm: cụm CN Bình Tân (xã Bình Tân) 42 ha, cụm CN cao su Phú Riềng 52,27; cụm CN Mỹ Lệ 21,49 ha (xã Long Hưng).
- Các cụm dự kiến giai đoạn (2011-2015) là 176,08 ha, bao gồm: Cụm công nghiệp – Thương mại dịch vụ Mỹ Lệ 96,08 ha (xã Long Hưng), cụm công nghiệp Phước Tân I: 30 ha (xã Phước Tân), cụm công nghiệp Đa Kia I: 50 ha (xã Đa Kia).
- Giai đoạn 2016-2020 dự kiến phát triển 130 ha, các cụm sau: Cụm công nghiệp Phú Nghĩa 50 ha, cụm Đa Kia II: 50 ha, cụm Phước Tân II: 30 ha.
- Tổng GTSX công nghiệp - TTCN (theo giá 1994) năm 2010 là 528.709 triệu đồng, năm 2015 là 1.321.773 triệu đồng, năm 2020 là 2.720.208 triệu đồng.
3. Ngành thương mại, dịch vụ:
Mở rộng thị trường trao đổi hàng hóa trong và ngoài huyện trên cơ sở phát triển sản xuất, hình thành các thị tứ, các cụm thương mại, dịch vụ, tăng khả năng kích cầu trong xã hội. Tăng cường cơ sở vật chất ngành thương mại như : phát triển các chợ trung tâm ở các xã, xây dựng trung tâm thương mại tại khu đô thị của huyện, đặc biệt là chú trọng hệ thống thương nghiệp bán buôn và bán lẻ, đa dạng hóa ngành hàng. Xây dựng hệ thống các doanh nghiệp và các kênh phân phối hợp lý, với sự tham gia của các thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức tạo sức mạnh hợp tác và kinh doanh có hiệu quả. 
- Tốc độ tăng GTSX (theo giá1994) giai đoạn 2011-2020 là: 16,4%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 là 16,81%/năm và giai đoạn (2016-2020) là 16%/năm.
- Cơ cấu GTSX ngành dịch vụ - thương mại trong tổng GTSX toàn huyện (theo giá thực tế) năm 2010 là : 12,6%, đến năm 2015 là : 14,8%, năm 2020 là 19%.
- Tổng GTSX (theo giá 1994) ngành thương mại - dịch vụ năm 2010 ước là : 227,0 tỷ đồng, năm 2015 là : 493,65 tỷ đồng, năm 2020 là: 1.036,62 tỷ đồng.
4. Phát triển kết cấu hạ tầng:
Phát triển mạng lưới giao thông của huyện phải gắn kết với quốc lộ, tỉnh lộ, các trục giao thông chính phải đảm bảo cho công tác vận chuyển hàng hóa và đi lại được tiện lợi, nhanh chóng. Mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn, kết hợp bố trí hợp lý các khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường và tập quán sinh sống của nhân dân địa phương. Đảm bảo phục vụ tốt phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu bảo vệ an ninh quốc phòng.
Phấn đấu đến năm 2015 có: 90% số hộ sử dụng điện, năm 2020 khoảng 98% số hộ sử dụng điện, hoàn thành việc kéo điện trung thế, hạ thế, đến các điểm dân cư tập trung, các cụm công nghiệp và các đồn biên phòng, tổng chiều dài đường dây trung thế đến năm 2020 là khoảng 450 km, đường dây ba pha chiếm khoảng 65% và 400 km đường dây hạ thế. Tổng công suất điện năm 2015 phải đạt 35.000 KVA, với tốc độ tăng phụ tải hàng năm là 20%, dự kiến cơ cấu sử dụng điện thương phẩm dùng cho sinh hoạt là 55% và sản xuất 35%, nhu cầu khác khoảng 10%. Đầu tư thêm các trạm biến áp hạ thế từng khu vực phục vụ dân sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ thương mại.
Phát triển cáp quang, tăng công suất tổng đài cho bưu điện trung tâm huyện, kết hợp với hệ thống vi ba số tạo đường khép kín, phủ sóng di động đều khắp 100% các xã trong huyện, phấn đấu đạt bình quân 15 máy điện thoại / 100 dân (cố định) năm 2015 và 18 máy/ 100 dân vào năm 2020. Xây dựng điểm bưu điện văn hóa xã (18/18 xã) phục vụ nhu cầu văn hóa, nâng cao dân trí cho người dân.
Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước bảo đảm cung cấp nước 100% vào năm 2015 cho nhu cầu tiêu dùng của người dân( khu vực thị trấn), với định mức: 100 lít/người/ ngày và năm 2020 là : 120 lít/người/ngày. Nước sạch cho khu vực nông thôn, phấn đấu đến năm 2015 là: 85% số hộ có nước sạch sử dụng, với định mức : 80 lít/người/ngày. Đến năm 2020 là : 98% số hộ có nước sạch, bình quân : 100 lít/người/ngày.
Nâng cấp, tu bổ các hồ chứa hiện có nằm trong khu vực Công ty cao su Phú Riềng nhằm phục vụ nhu cầu tưới cho khoảng 776 ha, trong đó tưới cho cây lâu năm (cây tiêu và cây ăn quả, vườn ươm…) khoảng 691 ha, cây ngắn ngày (lúa màu): 85 ha và cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt khoảng 1.750 m3/ ngày, vốn đầu tư ước khoảng 9,93 tỷ đồng.Xây dựng mới các hồ chứa loại nhỏ và đập dâng (18 công trình), tổng diện tích tưới cho các công trình này là 1.900 ha, trong đó tưới cho lúa và hoa màu 1.050 ha và 560 ha cây lâu năm, tổng vốn đầu tư ước khoảng 74,6 tỷ đồng.
Định hướng phát triển đô thị(TT Phú Nghĩa, Phú Riềng, Bù Nho, Đắk Ơ):
- TT Phú Nghĩa trong tương lai là đô thị (loại V), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và trung tâm thương mại dịch vụ, tập trung tất cả các cơ quan chủ chốt của huyện, được đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tốt nhất của huyện là nhân tố của sự tăng trưởng. Định hướng kiến trúc đô thị là hiện đại hóa, kết hợp với giữ gìn tôn tạo các kiến trúc truyền thống. Dự kiến diện tích tổng thể nội ô thị trấn là 500 ha.
- Dự kiến dân số đô thị năm 2015 là: 4.600 người, năm 2020 là 8.470 người. Do vậy, quy mô thị trấn huyện có cơ sở vật chất tương đương với đô thị có 9.000 dân.
- Trên cơ sở Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị khu trung tâm huyện với quy mô 5.000 dân, diện tích khu trung tâm khoảng 54,64 ha, trong đó: Khu trung tâm hành chính 28,77 ha, khu trung tâm 2 là 16,61 ha, khu trung tâm 3 là 9,26 ha. Đến năm 2020, khi dân số tăng sẽ nghiên cứu mở rộng khu trung tâm cho phù hợp.
- Trong giai đoạn 2011-2015 lập đề án thành lập thị trấn Phú Riềng, đô thị loại V với quy mô khoảng 3.500 dân; Giai đoạn 2016-2020 thành lập đô thị Bù Nho, Đắk Ơ theo tiêu chuẩn đô thị loại V. 
5. Các ngành, lĩnh vực văn hóa - xã hội:
Giáo dục - Đào tạo: Hệ mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo) : mỗi xã có 1-2 trường và bố trí thành nhiều điểm thuận lợi cho trẻ đi học. Phấn đấu huy động học sinh đúng độ tuổi vào bậc học Mầm non 100%, huy động 100% học sinh hoàn thành bậc Mầm non vào tiểu học và hoàn thành bậc Tiểu học vào THCS; bình quân trường học: 15 m2/học sinh. Bậc tiểu học: Mỗi xã có 2-3 trường bố trí địa điểm thích hợp, huy động số em đến tuổi đi học đến trường năm 2015 và 2020 là 100%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học đạt 100%. Tổng số học sinh dự kiến 24.200 em; bình quân: 20 m2/học sinh. Bậc trung học cơ sở: Mỗi xã có 1-2 trường bố trí địa điểm thuận lợi cho trẻ đi học. Năm 2015 huy động 100% số em hoàn thành bậc tiểu học vào THCS. Tỷ lệ tốt nghiệp đạt 95 - 97%. Tổng số học sinh dự kiến 15.790 em; bình quân: 20 m2/học sinh. Phấn đấu năm 2015 là 70% và năm 2020 là 80% số học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục vào học ở trường THPT; bình quân: 20 m2/học sinh.
Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tuổi thọ trung bình của dân cư năm 2020 là : 72 tuổi. Tỷ lệ trẻ sơ sinh < 2,5 kg còn dưới 5%, Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi năm 2015 < 17%, năm 2020 là <15%, Chỉ tiêu số bác sỹ/ vạn dân: 3 bác sỹ (2015) và 5 bác sỹ (2020). Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia năm 2015 là 100%.
Phát triển văn hoá thông tin - thể dục thể thao: Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa: 100% số hộ tham gia, số gia đình đạt chuẩn văn hóa năm 2015 là khoảng 80%, năm 2020 là khoảng 90%. Đến năm 2015 có 80% thôn, ấp có nhà văn hóa cộng đồng, hàng năm có 50% khu dân cư tiên tiến. Xây dựng và đảm bảo hoạt động tốt đài truyền thanh huyện, trạm truyền thanh cấp xã hoạt động đều và chương trình thiết thực. Nâng mức hưởng thụ văn hóa lên 15-20 lần/người/năm. Phát huy phong trào văn nghệ quần chúng trong cơ quan ban ngành huyện và trên địa bàn các xã, phục vụ nhu cầu của nhân dân, nhất là chào mừng các ngày lễ lớn. Phấn đấu trỡ thành huyện có phong trào thể dục - thể thao mạnh của tỉnh. Xây dựng phong trào thể dục - thể thao thường xuyên trong nhân dân, phấn đấu số người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao khoảng 25-30% dân số.
Chính sách xã hội: Công tác "Đền ơn đáp nghĩa"tiếp tục duy trì và phát triển. Chính sách chăm lo cho các đối tượng có công với nước được đặc biệt ưu tiên. Thường xuyên làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo. Thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng, hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ nghèo.
6. Các lĩnh vực khác:
Tài chính, ngân hàng: Đẩy mạnh phát triển hơn nữa các hoạt động dịch vụ tín dụng, ngân hàng nhằm đảm bảo huy động các nguồn vốn trong xã hội và hỗ trợ kịp thời, hiệu quả vốn đầu tư phát triển.
Quốc phòng - An ninh: Nâng cao chất lượng và củng cố số lượng quân thường trực đáp ứng yêu cầu chính quy - hiện đại. Xây dựng lực lượng tinh nhuệ, giỏi về nghiệp vụ, vững về chính trị, chống diễn biến hoà bình. Thực hiện tốt kế hoạch bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
III. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.
1.      Huy động vốn:
Các nguồn vốn bao gồm : Vốn đầu tư nước ngoài, vốn ngân sách, vốn vay, vốn của dân, vốn của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư, vốn quỹ đất và thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vốn đầu tư phát triển nông nghiệp chủ yếu là huy động sức dân và nguồn vốn tín dụng. Nhà nước (ngân sách) chỉ hỗ trợ phần chuyển giao công nghệ và khoa học - kỹ thuật phát triển nông nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Vốn đầu tư cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phát triển du lịch chủ yếu thông qua hợp tác, liên kết, liên doanh và doanh nghiệp. Vốn đầu tư cho kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội chủ yếu là ngân sách và nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế phi chính phủ…
2.      Cơ chế, chính sách:
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh, đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, thông tin quảng bá kịp thời các dự án đầu tư thuộc ngành và lĩnh vực có lợi thế. Tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận với các dự án trên địa bàn huyện.
Phát triển mạnh kinh tế trang trại và kinh tế hợp tác xã, gắn sản xuất với hợp đồng tiêu thụ sản phẩm và sản xuất nhu cầu thị trường.
Quán triệt và triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thực hiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
Phối hợp lồng ghép các dự án phát triển kinh tế - xã hội với các dự án trồng và chăm sóc rừng để nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội.
3. Phát triển nguồn nhân lực:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng nhất cho việc phát huy nội lực của huyện:
Đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục, cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có tri thức và trình độ văn hóa căn bản, trình độ tay nghề khá.
Phối hợp với các cơ sở đào tạo và trung tâm dạy nghề của tỉnh, nâng cao chất lượng và quy mô của trung tâm dạy nghề của huyện để nâng cao kiến thức và chất lượng công tác đào tạo nghề. Yêu cầu đặt ra là phải có 25-30% lao động xã hội được đào tạo chuyên môn và quản lý cho năm 2015 và 35-40% cho năm 2020.
Tăng cường hoạt động thông tin khoa học - kỹ thuật, văn hóa, để nâng cao kiến thức, hiểu biết về : kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật cho nhân dân.
Mở mang ngành nghề để đón nhận và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trẻ đã được đào tạo về làm việc tại huyện với chế độ đãi ngộ hợp lý.
4. Phát triển khoa học công nghệ:
Hoàn thiện mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, từ huyện đến xã, tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chú trọng đào tạo lực lượng lao động tại chỗ.
Xây dựng kế hoạch chuyển giao tiến bộ kỹ thuật kịp thời, trực tiếp đến người sản xuất ở các lĩnh vực: công nghiệp chế biến nông sản, du lịch sinh thái…vv.
Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật của tỉnh và Trung ương. Các lĩnh vực cần quan tâm giúp đỡ là: tiến bộ kỹ thuật sản xuất cây ăn quả đặc sản, giống cây trồng, chăn nuôi bò, heo, gia cầm. Trước hết là giống điều cao sản, rau thương phẩm an toàn và giống bò thịt chất lượng cao, gia cầm có năng suất, chất lượng cao.
Ứng dụng công nghệ thích hợp cho phơi sấy, chế biến nông sản, đặc biệt là trái cây, công nghệ chế biến gổ, có quy trình, quy mô và biện pháp quản lý thích hợp.
Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh học vào các lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi thủy sản một cách có hiệu quả.
 
 
 
Người đăng: NĐN
[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)