• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
Tất cả các địa phương phải tổ chức đấu thầu các dự án có sử dụng đất 

Đây là một trong những giải pháp nhằm tăng tính cạnh tranh trong thu hút và lựa chọn các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi tham gia đầu tư các dự án bất động sản (BĐS) tại Việt Nam, vừa được Bộ Xây dựng nêu trong Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường BĐS Việt Nam.

IMG
Theo dự thảo Chiến lược phát triển thị trường bất động sản Việt Nam, tất cả các địa phương
phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án có sử dụng đất nhằm minh bạch hoá, tạo sự công bằng
Ảnh: Nhã Chi
Theo Bộ Xây dựng, thị trường BĐS Việt Nam hình thành đã tạo điều kiện để giá cả BĐS và phương thức giao dịch BĐS được thực hiện theo cơ chế thị trường, từ đó khắc phục được cơ chế bao cấp trong lĩnh vực phát triển BĐS, nhất là lĩnh vực nhà ở. Thị trường BĐS phát triển sẽ tạo động lực thu hút các nhà đầu tư cũng như tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. 
 
Thị trường BĐS đã thu hút một số lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Tính đến ngày 31/12/2013 đã có 407 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực BĐS được cấp phép với tổng vốn đầu tư 49,03 tỷ USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực BĐS chiếm khoảng 21% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Số thu ngân sách từ tiền thuê đất của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn 2001-2011 ước đạt 4.700 tỷ đồng, trong đó năm 2011 đạt cao nhất với 1.047 tỷ đồng, năm 2012-2013 ước trung bình mỗi năm thu khoảng 1.000 tỷ đồng từ tiền thuê đất của các nhà đầu tư nước ngoài. 
 
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, thị trường BĐS trong nước đã phát triển thiếu minh bạch, từ khâu quy hoạch, lựa chọn nhà đầu tư, giao dự án đến giao dịch BĐS. Trong đó, cơ chế xin - cho trong việc giao dự án BĐS dễ dẫn đến tham nhũng; giao dịch ngầm dẫn đến hiện tượng làm giá, đầu cơ, lũng đoạn thị trường còn diễn ra tại nhiều dự án. Ngoài ra, nhiều  địa phương chưa phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở, do đó chưa có kế hoạch phát triển nhà ở, kế hoạch phát triển các công trình thương mại, dịch vụ đô thị và hạ tầng xã hội hàng năm, 5 năm và dài hạn. Công tác quy hoạch từng ngành, từng lĩnh vực chưa đồng bộ như quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất chưa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị chưa đồng bộ với quy hoạch mạng lưới giáo dục…
 
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 diện tích nhà ở bình quân đạt 25 m2/người; giai đoạn 2015-2020 xây dựng mới 425 triệu m2 nhà ở, với khoảng 3 triệu căn hộ/căn nhà xây mới; đầu tư xây dựng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị, đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đảm bảo an sinh xã hội..., dự thảo Chiến lược Phát triển thị trường BĐS Việt Nam quy định tất cả các địa phương phải đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhằm minh bạch hoá, tạo sự công bằng và chọn được những chủ đầu tư đủ năng lực để thực hiện dự án BĐS. 
 
Cùng với đó, Nhà nước chủ động điều tiết giá BĐS cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, thông qua việc định giá đất, ban hành các loại thuế, phí, lệ phí liên quan đến bất động sản; chủ động cung cấp và có chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp và các đối tượng ưu tiên khác để bảo đảm an sinh xã hội.
 
Dự thảo Chiến lược cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực BĐS cao cấp như khách sạn hạng cao cấp, các khu nghỉ dưỡng cao cấp, căn hộ cao cấp và hạ tầng các khu công nghiệp cần vốn đầu tư lớn cũng như các khu đô thị lớn mang tính đặc thù. Hạn chế giao các dự án nhỏ lẻ mà khả năng đầu tư trong nước có thể thực hiện, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc cam kết đưa vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam và tiến độ thực hiện dự án.
 
 
MT
Nguồn: chinhphu.vn
Người đăng: T.An
[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)