1. KCN Minh Hưng – Hàn Quốc : Quy mô 193 ha là đất công, Chủ đầu tư hạ tầng : Công ty TNHH C&N Vina (Hàn Quốc); đất công nghiệp có thể cho thuê 140,93 ha, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 98%, đã thu hút 44 Doanh nghiệp nước ngoài và 12 Doanh nghiệp trong nước, vốn đầu tư đăng ký 242,36 triệu USD và 315,5 tỷ đồng, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê 131,99 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 93,66%.
2. KCN Minh Hưng III : Quy mô 292 ha là đất công, Chủ đầu tư hạ tầng : Công ty cổ phần Khu công nghiệp cao su Bình Long; đất công nghiệp có thể cho thuê 177,79 ha, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 65%, đã thu hút 06 Doanh nghiệp nước ngoài và 02 Doanh nghiệp trong nước, vốn đầu tư đăng ký 230,1 triệu USD và 82,7 tỷ đồng, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê 84,64 ha đạt tỷ lệ lấp đầy 47,6%.
3. KCN Chơn Thành I : Quy mô 125 ha (trong đó 109 ha là đất công, 16 ha là đất dân đã giải phóng mặt bằng), chủ đầu tư hạ tầng : Công ty TNHH MTV ĐTXD CSHT KCN Chơn Thành, đất công nghiệp có thể cho thuê 73,05 ha, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 67%, đã thu hút 08 Doanh nghiệp nước ngoài và 14 Doanh nghiệp trong nước, vốn đầu tư đăng ký 31,2 triệu USD và 195 tỷ đồng, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê 46,2 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 63,28%.
4. KCN Chơn Thành II : Quy mô 76 ha là đất công, chủ đầu tư hạ tầng : Chưa có, hiện Ban Quản lý Khu kinh tề đang quản lý; đất công nghiệp có thể cho thuê 64 ha. Công tác xây dựng hạ tầng được ngân sách tỉnh kết hợp với các Doanh nghiệp trong KCN đầu tư và đã kết nối cùng với hạ tầng kỹ thuật KCN Chơn Thành I, đã thu hút 04 Doanh nghiệp nước ngoài và 01 Doanh nghiệp trong nước, vốn đăng ký đầu tư 43,1 triệu USD và 85,8 tỷ đồng, diện tích đất công nghiệp cho thuê 62 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 97%.
5. KCN Đồng Xoài I : Quy mô 163 ha là đất công, Chủ đầu tư hạ tầng : Trung tâm Khai thác hạ tầng KCN (thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế); đất công nghiệp có khả năng cho thuê 104 ha, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 8%, đã thu hút 10 Doanh nghiệp nước ngoài và 12 Doanh nghiệp trong nước vốn đầu tư đăng ký 33,9 triệu USD và 180,2 tỷ đồng, diện tích đất công nghiệp cho thuê 81,1 ha đạt tỷ lệ lấp đầy 78%.
KCN này mặc dù vốn đầu tư hạ tầng thấp (8%), nhưng do KCN nằm dọc theo QL 14, nên hoạt động của các Doanh nghiệp được thuận lợi không gây áp lực về xây dựng cơ sở hạ tầng.
6. KCN Đồng Xoài II : Quy mô 85 ha là đất công, Chủ đầu tư hạ tầng : Công ty cổ phần Quang Minh Tiến; đất công nghiệp có khả năng cho thuê 47,6 ha. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 51%, thu hút được 02 Doanh nghiệp nước ngoài, vốn đăng ký đầu tư 52 triệu USD, diện tích đất công nghiệp cho thuê 24,6 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 51,68%.
7. KCN Đồng Xoài III quy mô 121 ha là đất công, Chủ đầu tư hạ tầng : Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh nhà Bình Phước; đã hoàn thành các thủ tục đầu tư, đã cấp chứng nhận đầu tư, đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng dở dang, chưa thu hút đầu tư vì chưa hoàn thành đường trục chính từ đường ĐT741 vào KCN.
8. KCN Bắc Đồng Phú : Quy mô 190,4 ha là đất công, Chủ đầu tư hạ tầng : Công ty cổ phần Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú; đất công nghiệp có thể cho thuê 125,9 ha. Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 41%, đã thu hút 06 Doanh nghiệp nước ngoài và 02 Doanh nghiệp trong nước, vốn đầu tư đăng ký 118,1 triệu USD và 29,04 tỷ đồng, diện tích đất công nghiệp cho thuê 38 ha đạt tỷ lệ lấp đầy 30,18%.
9. KCN Tân Khai II: Quy mô 270 ha (trong đó đất công là 156 ha, đất dân phải giải phóng mặt bằng là 114 ha); Chủ đầu tư hạ tầng : Công ty CP Đầu tư và phát triển HHP và Công ty TNHH Khai thác khoa học Nông súc Hạnh Phúc. KCN này do điều chỉnh quy hoạch chi tiết KCN cho phù hợp với thực tế là 160 ha, nên chưa xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư.
10. KCN Việt Kiều: Quy mô 104 ha là đất công, đã cấp chứng nhận đầu tư, hoàn thành và thông qua quy hoạch chi tiết KCN, chưa xây dựng hạ tầng và thu hút đầu tư. Do Khu công nghiệp này có tuyến đường tỉnh mới quy hoạch mở rộng đi qua khu công nghiệp nên cần phải điều quy hoạch chi tiết, hiện nay chủ đầu tư đã hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch, thẩm định thiết kế cơ sở, đang lập thủ tục xin cấp phép xây dựng và khởi công xây dựng hạ tầng.
11. Khu công nghiệp Minh Hưng – Sikico :
- Hiện trạng đất đai : Khu công nghiệp này được quy hoạch với diện tích 655 ha nằm trên địa bàn xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản, giáp ranh với xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành; các thành phố Hồ Chí Minh khoảng 95 Km. Hiện trạng là đất đã giao cho một doanh nghiệp nhận khoán trồng cây keo lai, không có đất ruộng lúa. Do đó tỉnh đã thương lượng để thu hồi 655 ha quy hoạch phát triển công nghiệp, vì vậy sẽ không thực hiện công tác giải tỏa bồi thường cho dân.
- Khả năng kết nối hạ tầng : Khu công nghiệp này cách QL 13 về phía Tây 5 Km. Hiện nay tỉnh đã đầu tư xây dựng tuyến đường Minh Hưng – Sikico theo hình thức BT dài 9 Km có mặt cắt 64m, nhằm để xây dựng KCN ở Khu vực này nên rất thuận lợi cho kết nối hạ tầng như đường, điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước.v.v…
- Quy hoạch Khu dân cư và nhà ở công nhân : Ờ phía Đông Nam Khu công nghiệp, tỉnh quy hoạch khoảng 150 ha đất Khu dân cư và nhà ở công nhân. Ngoài ra, dọc theo tuyến đường Minh Hưng – Sikico mới mở có nhiều diện tích đất của dân sẽ tự hình thành các Khu dân cư khi KCN này đi vào hoạt động.
- Về Giải phóng mặt bằng : Không có.
- Nguồn nhân lực cho KCN : Thu hút 50% lao động tại khu vực, 50% tại các tỉnh khác.
- Sự phù hợp của quy hoạch : Theo định hướng phát triển KT – XH của tỉnh thì hai huyện Chơn Thành và Hớn Quản ưu tiên phát triển công nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất xây dựng KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tại khu vực đã có 2 KCN Minh Hưng – Hàn Quốc và Minh Hưng III đạt tỷ lệ lấp đầy bình quân trên 68% nên việc kết cấu hạ tầng – kỹ thuật rất thuận lợi. Tại khu vực chưa có tài liệu hay những phát hiện về những khoáng sản và nguồn tài nguyên khác cần khai thác trong lòng đất..
- Đảm bảo về quốc phòng : Vào năm 2008 – 2009, tỉnh đã quy hoạch Khu liên hợp Đồng Nơ 3.500 ha tại khu vực này và trình các Bộ thẩm định. Trong đó, ý kiến của Bộ Quốc phòng tại Công văn số 11/BQP-TM ngày 02/01/2009, của Bộ Tư lệnh Quân Khu 7 tại Công văn số 132/BTM-PTC ngày 23/01/2009 và của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tại Công văn số 163/BCH-TH ngày 17/02/2009 thì KCN này không ảnh hưởng đến vị trí bố trí quốc phòng.
- Ngành nghề dự kiến và giải pháp thu hút đầu tư : Chế biến nông sản, lâm sản; công nghiệp may mặc thời trang; chế tạo các thiết bị, máy móc, các ngành thuộc công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ…Dự kiến KCN này sẽ thu hút chủ yếu là các Nhà đầu tư Nhật Bản trong thời gian tới.
- Khả năng huy động các nguồn vốn : KCN này đã có Công ty Cổ phần Sản xuất - Thương mại & Nông nghiệp Hải Vương là Nhà đầu tư đang sử dụng đất tại khu vực đứng ra làm Công ty đầu tư và kinh doanh hạ tầng. Đây là Nhà đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh đã đầu tư và kinh doanh thành công nhiều công trình lớn tại Bình Phước trong 20 năm vừa qua, có khả năng huy động và kết nối nhiều nguồn vốn, trong đó sẽ thu hút làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản trong thời gian tới.
12. Khu công nghiệp Nam Đồng Phú :
- Hiện trạng đất đai : Khu công nghiệp này được quy hoạch với diện tích 734 ha nằm ở phía Nam xã Tân Lập, huyện Đồng Phú, giáp ranh với huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương; cách thành phố Hồ Chí Minh 90 Km về phía Nam; là cửa ngõ của Bình Phước để đi về các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Hiện trạng tại khu đất có 69,4 ha đất công đã thành lập Khu công nghiệp Nam Đồng Phú. Số diện tích còn lại tại khu vực này, trước đây là đất lâm nghiệp và không có đất ruộng lúa. Sau khi soát xét lại 3 loại rừng, khu vực này không còn rừng, nên tỉnh đã đưa toàn bộ khu vực này ra khỏi đất lâm nghiệp. Thực tế toàn bộ diện tích này các hộ dân đã lấn chiếm để sản xuất nông nghiệp và UBND tỉnh vẫn chưa cấp quyền sử dụng đất cho từng hộ dân, nên công tác giải tỏa bồi thường cây trồng trên đất và hỗ trợ công khai hoang đất cho dân sẽ thuận lợi hơn.
- Khả năng kết nối hạ tầng : Khu công nghiệp này giáp với đường ĐT 741 về phía Đông; giáp ranh với quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2 của tỉnh Bình Dương, có đường điện 500 KV, đường điện 110 KV đi qua, có nguồn lao động tại chỗ dồi dào. Hiện nay tỉnh đang triển khai xây dựng tuyến đường cao tốc từ huyện Đồng Phú giáp với huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương và tuyến đường ĐT753 từ huyện Đồng Phú giáp với huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai. Do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối hạ tầng như đường, điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước.v.v…và cho thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp này.
- Quy hoạch Khu dân cư và nhà ở công nhân : Ờ phía Đông Khu công nghiệp, tỉnh đang quy hoạch Khu Đô thị - Dịch vụ - Công nghiệp Đồng Phú , trong đó sẽ dành phần đất thích đáng cho phát triển dân cư và nhà ở công nhân.
- Về Giải phóng mặt bằng : Tỉnh đang chỉ đạo UBND huyện Đồng Phú xây dựng Phương án giải phóng mặt bằng đối với quỹ đất đưa ra khỏi đất lâm nghiệp, trong đó có đất quy hoạch xây dựng Khu Công nghiệp Nam Đồng Phú.
- Nguồn nhân lực cho KCN : Thu hút 60% lao động tại khu vực, 40% tại các tỉnh khác.
- Sự phù hợp của quy hoạch : Theo định hướng phát triển KT – XH của tỉnh thì huyện Đồng Phú ưu tiên phát triển công nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất xây dựng KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tại khu vực chưa có tài liệu hay những phát hiện về những khoáng sản và nguồn tài nguyên khác cần khai thác trong lòng đất..
- Đảm bảo về quốc phòng : Vào năm 2008 – 2009, tỉnh dã quy hoạch Khu Công nghiệp Nam Đồng Phú tại khu vực này và trình các Bộ thẩm định. Trong đó, ý kiến của Bộ Quốc phòng tại Công văn số 11/BQP-TM ngày 02/01/2009, của Bộ Tư lệnh Quân Khu 7 tại Công văn số 132/BTM-PTC ngày 23/01/2009 và của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tại Công văn số 163/BCH-TH ngày 17/02/2009 thì KCN này không ảnh hưởng đến vị trí bố trí quốc phòng.
- Ngành nghề dự kiến và giải pháp thu hút đầu tư : Chế biến rau quả cao cấp, trà, cà phê; sản xuất hàng may mặc, dệt, giả da, bông len; sản xuất đồ chơi trẻ em; sản xuất các dụng cụ ; chi tiết thiết bị thay thế, sản xuất thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp; lắp ráp các sản phẩm điện tử; lắp ráp các loại máy đặc chủng, máy nông nghiệp; sản xuất các thiết bị cơ khí, khuôn mẫu, các cấu kiện kim loại, thùng, bễ chứa, nồi hơi; lắp ráp ô tô, xe máy; Các ngành nghề công nghiệp hỗ trợ như sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các ản phẩm hoàn chỉnh, phụ kiện ngành may : Cúc, mex, khóa kéo, băng chun; đế giày, sản xuất vật liệu xây dựng, in ấn bao bì và các dịch vụ liên quan; chế biến lâm sản; kho bãi và logistics, sản xuất từ nguyên liệu là mũ cao su đã qua sơ chế…
- Khả năng huy động các nguồn vốn : Chủ đầu tư của KCN này là Công ty CP Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú – là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - có năng lực và kinh nghiệm xây dựng và thu hút đầu tư, có khả năng huy động và kết nối nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước trong thời gian tới.
13. Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước :
- Hiện trạng đất đai : Khu công nghiệp này được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận quy hoạch với diện tích 2.000 ha tại Công văn số 1019/TTg-KTN ngày 03/7/2008. Nay UBND tỉnh giao tiếp phần diện tích đã thu hồi của Khu CN Sài Gòn – Bình Phước để nhập chung với Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước. Do đó, KCN Becamex – Bình Phước sẽ thực hiện theo diện tích thực tế là 2.450 ha, nằm trên địa bàn xã Thành Tâm và xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 85 Km. Hiện trạng có khoảng 910 ha đất cao su của Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé đưa vào xây dựng KCN, còn lại là đất dân phải giải tỏa bồi thường, không có đất ruộng lúa.
- Khả năng kết nối hạ tầng : Khu công nghiệp này gần với QL 13 và QL 14, có đường tránh Hồ Chí Minh (qua thị trấn Chơn Thành) đi ngang qua, có đường điện 500 KV, 110 KV đi qua, có Kênh dẫn nước Phước Hòa – Dầu Tiếng đi ngang qua nên rất thuận lợi cho kết nối hạ tầng như đường, điện, thông tin liên lạc, cấp thoát nước.v.v…
- Quy hoạch Khu dân cư và nhà ở công nhân : Đã có quy hoạch Khu dân cư Becamex – Bình Phước với diện tích trên 2.000 ha liền kề với Khu công nghiệp nhằm phục vụ cho người lao động trực tiếp trong Khu công nghiệp và khu vực lân cận..
- Về Giải phóng mặt bằng : Đang xây dựng phương án giải phóng mặt bằng.
- Nguồn nhân lực cho KCN : Thu hút 60% lao động tại khu vực, 40% tại các tỉnh khác.
- Sự phù hợp của quy hoạch : Theo định hướng phát triển KT – XH của tỉnh thì huyện Chơn Thành ưu tiên phát triển công nghiệp. Quy hoạch sử dụng đất xây dựng KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tại khu vực chưa có tài liệu hay những phát hiện về những khoáng sản và nguồn tài nguyên khác cần khai thác trong lòng đất..
- Đảm bảo về quốc phòng : Vào năm 2008 – 2009, tỉnh đã quy hoạch các Khu công nghiệp và trình các Bộ thẩm định. Trong đó, ý kiến của Bộ Quốc phòng tại Công văn số 11/BQP-TM ngày 02/01/2009, của Bộ Tư lệnh Quân Khu 7 tại Công văn số 132/BTM-PTC ngày 23/01/2009 và của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tại Công văn số 163/BCH-TH ngày 17/02/2009 thì KCN này không ảnh hưởng đến vị trí bố trí quốc phòng.
- Ngành nghề dự kiến và giải pháp thu hút đầu tư : Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp và gia dụng, điện tử, tin học, thông tin truyền thông, viễn thông; chế biến lương thực thực phẩm, nông lâm sản; chế tạo máy, ô tô, thiết bị phụ tùng, cơ khí; công nghiệp gốm sứ, thủy tinh, pha lê; sản xuất thép; sản xuất dụng cụ y tế, quang học; sản xuất dụng cụ TDTT, đồ chơi trẻ em; công nghiệp sợi, dệt, may mặc; công nghiệp da, giả da, giày da; công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc thú y; công nghiệp nhựa, xăm lốp, cao su, bao bì chế biến; in ấn; sản xuất đồ trang trí nội thất; vật liệu xây dựng; công nghiệp chế biến gỗ; công nghiệp sản xuất các loại khí công nghiệp…
- Khả năng huy động các nguồn vốn : Chủ đầu tư hạ tầng thực sự của Khu công nghiệp này là Tổng Công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp TNHH MTV (Becamex IDC) là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn của tỉnh Bình Dương, có năng lực và kinh nghiệm trong việc đầu tư xây dựng và phát triển các dự án hạ tầng kỹ thuật tại tỉnh Bình Dương, đã tạo được uy tín và thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước, với số vốn sở hữu trên 100.000 tỷ đồng đủ tiềm lực và kinh nghiệm để xây dựng và phát triển thành công Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước.
Nguồn: TNL - P.PTKTN Sở
Người đăng: T.An