• Theo bạn thông tin nội dung website thế nào   Phong phú đa dạng
      Dễ sử dụng
      Hữu ích
  • SỐ LƯỢT TRUY CẬP
    TRUY CẬP TRONG NGÀY
 Bản in     Gởi bài viết  
Bình Phước: Phát triển nông nghiệp bền vững. 
 Giai đoạn 2020 -2025, Bình Phước phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 5,7% năm.

 

 

Bà Trần Tuệ Hiền, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao đổi về kỹ thuật và năng suất sản xuất dưa lưới ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản.

Tỉnh Bình Phước đang hướng đến mục tiêu là một trong những tỉnh tiên phong về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển cây công nghiệp, nâng cao hiệu quả nông nghiệp, tạo chuỗi sản xuất lớn, bền vững. 

Bình Phước ưu tiên thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo ra được các sản phẩm đạt tiêu chuẩn trong và ngoài nước, từng bước tạo được chuỗi giá trị sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao.
Đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm
Ông Nguyễn Thanh Bình – Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Phước cho biết, trong giai đoạn 2015 -2020, ngành nông nghiệp Bình Phước là đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định với mức tăng trưởng bình quân hàng năm về giá trị sản xuất là 4,48% và giá trị gia tăng (GDP) là 2,37%.
Sản xuất ngày càng đa dạng cả về cơ cấu sản sản phẩm và loại hình tổ chức. Cơ cấu trong nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 87,34% năm 2015 xuống 79% năm 2020, tỷ trọng chăn nuôi tăng tăng từ 11,68% lên 21% năm 2020 trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành.
Những năm gần đây, việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong đầu tư và tiêu thụ sản phẩm luôn được chú trọng. Hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản đang phát triển điển hình như chuỗi sản xuất tiêu bền vững trong trồng trọt, trong chăn nuôi là hợp đồng chăn nuôi gia công, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi giữa người dân và các Công ty chăn nuôi…
Việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong đầu tư và tiêu thụ sản phẩm luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, từ đó giúp gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần bảo đảm tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định cho người nông dân.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi tham gia liên kết sản xuất với nông dân cũng chủ động được nguồn cung sản phẩm nông nghiệp với giá cả ổn định. Điển hình là các hình thức hợp đồng tiêu thụ nông sản đang phát triển mạnh, như: Chuỗi liên kết sản xuất Tiêu bền vững (Nespice); Điều hữu cơ (HTX Đồng Xanh với Công ty Ogranic more, Lafooco với HTX Đồng Nai), Cây ăn trái (các HTX cây ăn trái trên địa bàn huyện Bù Đăng, Phú Riềng với Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Chánh Thu); rau ăn lá (giữa HTX Nguyên Khang-Garden với hệ thống siêu thị Aone, Big C, Coopmart)...; Chăn nuôi giữa Tập đoàn CP với các trang trại, HTX, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Phân loại hạt điều tại nhà máy của Xí nghiệp chế biến điều và nông sản thực phẩm Bình Phước
 
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Thời gian qua, tỉnh Bình Phước luôn đặt mục tiêu hướng đến trở thành một trong những địa phương tiên phong về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, phát triển cây công nghiệp nâng cao hiệu quả nông nghiệp, tạo chuỗi sản xuất lớn.
Theo đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2030, tỉnh Bình Phước sẽ có 5 khu nông nghiệp công nghệ cao gồm: Đồng Xoài 68 ha, Thanh Lễ 260 ha, Đồng Phú 496 ha, Hải Vương 650 ha và khu trung tâm Nông nghiệp công nghệ cao quy mô 300ha.
Tỉnh Bình Phước cũng xây dựng 10 vùng sản xuất điều với quy mô tối thiểu 300ha/vùng, 5 vùng sản xuất tiêu với diện tích 2.000 ha, 10 vùng sản xuất cây ăn quả với 100 ha, 3 vùng chăn nuôi bò thịt với 40.000 con/năm, 10 vùng chăn nuôi lợn giống với 2.000 con/năm, 5 vùng chăn nuôi gia cầm với 50.000 con/lứa.
Đồng thời, tập trung phát triển các mô hình điểm về nông nghiệp sạch, thực hiện 20 dự án trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản phù hợp, phát triển 10 doanh nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, từ khi đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tăng từ 40 đến 50 lần so với các mô hình sản xuất nông nghiệp truyền thống. Hiện nay, chăn nuôi công nghệ cao theo mô hình khép kín, tỉnh Bình Phước có nhiều trang trại ứng dụng công nghệ tự động hóa và bán tự động với quy mô chăn nuôi từ 16.000 đến 400.000 gia súc, gia cầm.
Trong lĩnh vực trồng trọt, tỉnh đã phát triển được các mô hình trồng dưa lưới, rau thủy canh… ở TP Đồng Xoài, các huyện Hớn Quản, Phú Riềng. Có được được kết quả trên là do tỉnh Bình Phước đã ưu tiên, tạo điều kiện xây dựng, thành lập các doanh nghiệp có chức năng dẫn dắt, liên kết và làm đầu mối để xây dựng các thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đạt chuẩn. Ngành nông nghiệp luôn đồng hành với các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp để hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, kết nối với các đầu mối, viện nghiên cứu.
Thời gian tới, cùng với việc thực hiện tái cơ cấu toàn diện phát triển ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030, Bình Phước tiếp tục tập trung vào sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường. 
Nguồn: Báo Diễn đàn doanh nghiệp
Người đăng: BQV
[Trở về]

Thiết kế bởi Viện Công Nghệ Viễn Thông
(http://www.vnitt.ac.vn)